Ở lớp Bảy, chúng ta đã học cách viết văn cho đúng, tránh viết sai và khi có sai thì biết cách sửa. Bây giờ, ở lớp Tám, chúng ta tìm hiểu thêm về cách viết văn thế nào cho hay. Dĩ nhiên, viết hay thì khó hơn viết đúng. Viết một câu văn hay đã khó, viết cả một bài văn hay càng khó.
Thế nào là một câu hay? Sách “Từ câu sai đến câu hay” của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân (sau đây viết tắt là TK1) nhận định: “Câu hay là những câu lệch chuẩn tiếng Việt nhưng có thể chấp nhận được trong những tình huống, những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và (...)
Viết
-
VIẾT VĂN NHƯ THẾ NÀO CHO HAY?
20, Tháng Năm 2021, bởi Hoanh_Hai_Nguyen -
CHỮ NHO, CHỮ NÔM VÀ CHỮ QUỐC NGỮ
5, Tháng Bảy 2020, bởi Hoanh_Hai_NguyenĐã hơn trăm năm nay nước ta chính thức sử dụng chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết được các nhà trí thức tiên tiến đầu thế kỷ XX ca ngợi là Hồn trong nước, là Công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt, và tin rằng Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ.
Dư luận nước ta trước đây quy công trạng làm ra thứ chữ kỳ diệu ấy cho giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes. Gần đây lại có dư luận yêu cầu ghi công các giáo sĩ không phải người Pháp như Francisco de Pina, António Barbosa, Gaspar do Amaral, António de Fontes… và đóng góp của giáo dân (...) -
Nguồn gốc của từ ‘lầu xanh’
21, Tháng Ba 2019, bởi Cong_Chi_Nguyen‘Lầu xanh’ vốn là từ dùng để chỉ dinh thự cao lớn của vương tôn quý tộc, quan lại quyền uy, hoặc phi tần, thiếu nữ cao sang thời cổ ở Trung quốc. Nghĩa gốc hoàn toàn không xấu trước khi bị dùng để chỉ nhà chứa
Điển tích bắt nguồn từ thời cổ ở Trung quốc. Tương truyền vua Võ Đế từng ra lệnh xây những tòa nhà cao lớn nguy nga lộng lẫy, lại cho sơn các cửa sổ đều màu xanh để phân biệt với các phủ lầu của quan lại và bình dân. Đó cũng là nơi nhà vua tới ngự cùng với các cung tần mỹ nữ.
Về sau con cháu những vương công, quan (...) -
Tiếng Việt thời Alexandre de Rhodes (phần 6b)
5, Tháng Bảy 2018, bởi Cong_Chi_Nguyen2. Nhìn rộng ra các ngôn ngữ khác về cách gọi ngày
2.1 Truyền thống La Mã / Hi-Lạp
Trường hợp của tiếng Bồ-Đào-Nha (viết tắt là Bnh trong phần này). Tổng số dân theo CG trong nước Bnh, có truyền thống CG rất lâu đời, là 81% (thống kê năm 2011); so với thống kê 2014 ở VN, với truyền thống PG / Tam giáo, chỉ có khoảng 6.8% theo CG (Tin Lành 1.5%). Vị trí của VN và Bnh rất xa nhau, ở hai bên tây và đông của Âu châu và Á châu, và hai ngôn ngữ hoàn toàn không có liên hệ: thế mà cách gọi ngày của hai nước lại rất giống nhau! Ta hãy nhìn (...) -
Tiếng Việt thời Alexandre de Rhodes (phần 6a)
5, Tháng Bảy 2018, bởi Cong_Chi_NguyenPhần này bàn về các cách gọi thời gian như giờ, ngày, tháng trong tiếng Việt vào thời linh mục Alexandre de Rhodes sang An Nam truyền đạo.
Tài liệu tham khảo chính của bài viết là các tác phẩm Nôm của LM Maiorica và Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), Phép Giảng Tám Ngày (PGTN) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt VBL). Trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để bạn đọc tiện tra cứu thêm, có thể tra từ điển VBL trên mạng. Hi vọng bạn đọc cảm thấy (...) -
Sao lại nói chữ quốc ngữ VN ‘rất nực cười’?
11, Tháng Mười Hai 2017, bởi Hoanh_Hai_NguyenTrung Quốc thời hiện đại có một học giả rất nổi tiếng là Quý Tiễn Lâm (季羡林Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)… Cụ Quý chủ trương đề cao nền văn hóa truyền thống TQ, từng đưa ra thuyết “30 năm nước chảy bên Tây, 30 năm nước chảy bên Đông”, khẳng định trong thế kỷ XXI văn hóa TQ sẽ thay thế văn hóa phương Tây trở thành dòng chính trong văn hóa thế giới, chiếm địa vị lãnh đạo toàn cầu. Cụ còn đứng (...)
-
Những cuốn sách phổ biến nhất
2, Tháng Mười Hai 2013Theo sắp xếp của một trang mạng Anh (với thống kê và ước lượng chưa đầy đủ các chỉ số xuất bản) thì thứ tự ra đời của những cuốn sách phổ biến nhất trong lịch sử in ấn là như sau (ĐT dịch và bổ sung các tham chiếu đến Wikipedia): TÊN SÁCH RA ĐỜI TÁC GIẢ NGÔN NGỮ BẢN DỊCH LẦN IN ĐÃ BÁN (cuốn) Odyssey TK8 TCN Homer Hy Lạp 250 902 45 tr. Kinh Koran 644 — Arabe 50 398 3 tỷ Romeo và Juliet 1597 W.Shakespeare Anh 80 902 — Kinh Thánh 1611 — Do Thái 66 1193 2,5 tỷ Don Quixote 1612 M.Cervantes Tây Ban Nha (...)
-
Văn học thiếu nhi: Bổn cũ soạn lại
19, Tháng Mười 2013Từ rất lâu rồi, nói đến văn học thiếu nhi, người ta lại một ngậm ngùi trước tình cảnh "xuân thu nhị kỳ” mới có một tác phẩm mới. Có ngồi vào "mâm cỗ” văn học của các em mới thấy chỉ toàn những "món ăn" cũ rích!
Có cũng như không
Dạo quanh các nhà sách, không khó để nhận ra một thực tế: trong khi các đầu sách nước ngoài dành cho thiếu nhi phong phú, đa dạng và được giới thiệu rộng rãi thì văn học thiếu nhi trong nước đang tồn tại một khoảng trống khá lớn. Và giải pháp hữu hiệu nhất để lấp khoảng trống này là khai thác nguồn sách đã có từ (...) -
Khi người người viết sách
9, Tháng Ba 2013Từ lâu, tại nhiều nước có trình độ dân trí cao, chuyện viết sách không chỉ dành cho những người chuyên nghiệp, mà hầu hết những người thích đọc đều có ý tưởng viết một vài cuốn sách trong cuộc đời.
Những năm gần đây, sự phát triển của internet và kỹ thuật số đã khiến việc tự xuất bản sách điện tử trở nên hết sức nhanh chóng, dễ dàng, góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa đọc. Tại Việt Nam, nếu xu hướng này được cập nhật sớm cũng sẽ khiến những người yêu sách có thêm nhiều lựa chọn.
Sách đến với người đọc chỉ sau một cú nhấp chuột (...) -
Cần định chuẩn cách dùng tiếng Việt
23, Tháng Mười Hai 2012Mong muốn một văn bản mang tính pháp quy về ngôn ngữ và chữ viết để có sự thống nhất trong tiếng Việt là tinh thần chính trong cuộc hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng” diễn ra ngày 21.12.
Khởi nguồn từ những ý kiến đồng tình cũng như tranh luận về bài viết Loạn phiên âm (đăng vào tháng 5.2012), Báo Thanh Niên đã phối hợp cùng với Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn tổ chức buổi hội thảo này. Mục đích nhằm tìm (...)