Sông Tô Lịch gắn liền với danh tiếng của các làng nghề và của các nhân tài đất kinh đô. Theo sử chép, trên sông xưa kia thuyền chở hàng và thuỷ quân có thể đi lại vì có hai cửa thông với sông Hồng. Cửa Thiên Phù ở phía tây-bắc Hồ Tây, đón nguồn nước từ sông Hồng chảy về vùng Nghĩa Đô. Cửa Hương Bài (chỗ phố Chợ Gạo bây giờ) tức cửa Giang Khẩu, sau đổi tên Hà Khẩu, là cửa thứ hai.
Trong quá trình sông Hồng đổi dòng về hướng đông-bắc và Hà Nội mở rộng đô thị, cả hai cửa sông này cùng nhiều hồ ao đã bị lấp dần và biến mất hoàn toàn vào đầu (...)
Địa linh
-
Sông Tô Lịch
6, Tháng Mười Một 2013 -
Cầu Long Biên
22, Tháng Mười 2013Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng của Hà Nội, nối Bến Nứa (quận Hoàn Kiếm) với bến Bồ Đề (huyện Gia Lâm, nay là quận Long Biên). Cầu dài khoảng 2km, có một đường ray cho xe lửa chạy ở giữa, hai bên dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Kể từ cuối TK 20, cầu chỉ dành cho xe lửa, xe 2 bánh và người đi bộ.
Cầu Long Biên xây năm 1898, hoàn thành năm 1902. Thực dân Pháp đặt tên cầu theo tên của viên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (sau trở thành Tổng thống Pháp). Thời trước, dân chúng quen gọi là cầu sông Cái. Hiện (...) -
Làng Lệ Mật
30, Tháng Mười Hai 2012, bởi Cong_Chi_NguyenLược sử
Làng Lệ Mật vào cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là một xã thuộc tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Năm 1961, xã Việt Hưng cùng các xã, thị trấn trong huyện Gia Lâm được nhập về thành phố Hà Nội (nay là phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội). Lệ Mật là một làng cổ, xưa có tên là "Trù Mật", có lẽ vì kỵ húy chúa Trịnh Chù (Trịnh Cương (1686 - 1729) nên đổi thành tên như hiện nay.
Tương truyền, vào đời vua Lý Nhân Tông, có một công chúa cưng của vua thường bơi thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức (...) -
Chùm ảnh 360°: Bến xe Bờ Hồ
15, Tháng Tám 2012Hoan Kiem lake, Bus station, Dinh Tien Hoang Street. Panorama (c) 2012 NCCong
Xem các ảnh 360° khác -
Chùm ảnh 360°: Góc đông-bắc Hồ Gươm
13, Tháng Tám 2012Dinh Tien Hoang Street. Panorama (c) 2012 NCCong
Xem các ảnh 360° khác -
Lịch sử Hồ Gươm qua đáy nước
1, Tháng Hai 2012Cũng như nhiều hồ khác, hồ Gươm phát sinh và tiến hóa trong mối liên quan mật thiết với lịch sử phát triển sông Hồng và hệ thống sông chảy ngoằn ngoèo trong thành phố Hà Nội. Từ 10.000 đến 4.500 năm trước, hồ vẫn còn chìm ngập dưới biển. Qua hàng nghìn năm, hồ đã có nhiều thay đổi để mang dáng dấp như ngày nay.
H̀ô Gươm: đ̀ên Ng̣oc Sơn śang T́êt Nhâm Th̀in. Photo (c) NCCong 2012
Cũng như một số hồ khác, Hồ Hoàn Kiếm phát sinh và tiến hóa trong mối liên quan mật thiết với lịch sử phát triển Sông Hồng và hệ thống sông chảy ngoằn ngoèo (...) -
Vắng tin ngõ nhỏ
26, Tháng Mười Một 2011Ở Hà Nội, những di tích lâu đời còn lại cho đến ngày nay phần lớn đều nằm trong những con ngõ cổ kính. Đền chùa miếu mạo và ngay cả nhà thờ Công giáo mới có mặt chưa đầy 200 năm trước cũng vậy. Hà Nội nguyên là những ngôi làng hợp lại mà thành. Những tên làng, tên tổng đặt cho phố bây giờ vẫn còn y nguyên. Bưởi, Vạn Phúc, Ngọc Hà ở mạn Ba Đình; Vân Hồ, Thể Giao dưới quận Hai Bà Trưng; Thọ Xương, Đồng Xuân trên quận Hoàn Kiếm… Và tên gọi những con ngõ làng xa xưa vẫn tồn tại cho đến ngày nay như ngõ Hàng Khoai, Đồng Xuân, Hàng Hành.
var (...) -
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Hà Nội
3, Tháng Sáu 2011Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có tổng diện tích 18.395 m2 nằm giữa các phố: Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn (trừ khu sẽ xây dựng Nhà Quốc hội), Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương. Cửa vào di tích khảo cổ học ở số 18 Hoàng Diệu, cửa vào di tích Cấm thành ở 19c Hoàng Diệu. Bắc Môn ở phố Phan Đình Phùng. Tất cả thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Di tích khu Cấm thành
Đoan Môn
Đoan Môn là cổng thành phía Nam của Cấm thành, là nơi qua lại của Hoàng gia, và các quan binh thân cận nhà vua... (...) -
Bản đồ khu thành cổ Thăng Long - Hà Nội
24, Tháng Tư 2011 -
Hồ Tây
29, Tháng Mười 2010