Theo phong tục cưới hỏi nước ta, mâm quả cưới là sính lễ quan trọng để nhà trai mang sang nhà gái làm lễ Nạp tài. Tùy theo phong tục từng miền, thành phần và số lượng mâm quả cưới có thể khác nhau. Tuy nhiên, có những thứ trong quả cưới không thể thiếu được.
Ý nghĩa của mâm quả cưới
Mâm quả cưới vốn được xem như một phần chi phí tượng trưng mà nhà trai góp cùng nhà gái để tổ chức ngày cưới hỏi. Số mâm quả miền Nam thường là số chẵn, 4 hoặc 6 mâm là lựa chọn của nhiều gia đình. Trong khi đó, quả cưới ở miền Bắc chuộng số lẻ hơn, 5 hay (...)
Trang nhà > Gia đình > Truyền thống
Truyền thống
-
Mâm quả cưới cho ngày trọng đại
15, Tháng Mười Một 2012 -
Gốm Bát Tràng*
3, Tháng Tư 2012Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, một làng gốm cổ truyền và nổi tiếng của Việt Nam. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư, chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ Kim (金) ví với sự giàu có, bên phải là bản (本) có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc".
Tượng hổ bằng gốm do thợ (...) -
Chiếc Yếm cổ truyền
5, Tháng Mười Hai 2011Yếm là trang phục cổ truyền, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam và đi vào thơ ca, tục ngữ dân tộc một cách tự nhiên.
Nào đâu cái yếm lụa sồi ?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân ?
Nào đâu cái áo tứ thân ?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ?
Người Việt sống gắn với nền văn minh lúa nước, luôn mong muốn con đàn cháu đống để tăng sức lao động và điều đó đã chi phối quan niệm về vẻ đẹp. Người con gái được coi là đẹp phải có dáng lưng ong và biết tôn vinh cái lưng ong ấy bằng trang phục yếm - váy cổ truyền. Văn hóa mặc yếm cũng (...) -
Bún riêu ngõ Hồng Phúc
27, Tháng Mười Một 2011Có lẽ khắp mọi nơi trên đất nước xinh đẹp này, dù là thành phố hay nông thôn, bên vỉa hè cao ốc hay dưới bóng đa đầu làng, thế nào cũng có gánh hàng ngồi bán món bún riêu vừa rẻ tiền, vừa dễ ăn.
Cạnh ngã năm phố Hòe Nhai - Hàng Than, tại ngõ Hồng Phúc có một hàng bún riêu đã bán ở đấy gần hai chục năm. Có thể nói, đây là một trong những địa chỉ bún riêu vỉa hè ngon nhất Hà Nội... Bún riêu ngon nên dù ở trong hang cùng ngõ hẻm vẫn có người tìm đến. Quán chỉ bán từ chập tối cho đến gần nửa đêm nhưng lượng khách ra vào khá đều đặn và đa phần (...) -
Chuyện ngõ*
12, Tháng Mười 2011Đi lên vùng cao, cứ ở đâu có nguồn nước, sông suối thì ở đó có bản, có làng. Vùng đồng bằng cũng vậy, đô thị nào mà chẳng nằm cạnh một dòng sông. Hà Nội, thành phố trong sông này, khởi thủy chắc là một cái làng, rồi đông hơn thành nhiều làng.
Phố Ngõ Gạch
Ở thời ấy sông cũng là đường chính, tàu bè qua lại buôn bán. Hà Nội thành một cái làng - chợ, chợ - làng, mỗi làng một chợ, rồi chợ to bán buôn của nhiều làng. Hà Nội là kẻ chợ.
Từ làng lên phố
Đi về mấy làng cổ sót lại ở vùng đồng bằng Bắc bộ sẽ thấy cấu trúc đường làng ngõ xóm với cấu (...) -
Ngôi nhà 65 Nguyễn Thái Học
8, Tháng Mười 2010Ngôi biệt thự ba tầng, mỗi tầng bốn phòng, xây từ thời Pháp này từng là nơi ở của nhiều họa sĩ tên tuổi, nếu chỉ tính người cầm cọ: Mai Văn Hiến, Văn Giáo, Trần Đông Lương, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Huỳnh Văn Gấm, Dương Bích Liên.
Tác phẩm Áo dài của họa sĩ Dương Bích Liên trong một lần triển lãm nghệ thuật tại Hàn Quốc - Ảnh: CNBnews
1. Hiện giờ, con gái trưởng của họa sĩ Mai Văn Hiến là Mai Thị Ngọc Oanh vẫn ở đó thờ phụng ông bà nội và cha mẹ. Oanh mua thêm một phòng ở dãy nhà phụ gần đó, sống với chồng họa (...) -
Nhà 96A phố Huế
5, Tháng Mười 2010“Nhà 96 các cháu rất ngoan”
Năm 1959 gia đình tôi chuyển về đây. Khi đó cha tôi - nhà viết kịch Lưu Quang Thuận - đang làm việc ở ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam và anh Lưu Quang Vũ của tôi mới hơn 10 tuổi.
Thời gian đầu các hộ gia đình chỉ ở tầng 2, tầng 3. Tầng 1 dùng để đun bếp, khu máy nước và chỗ để xe đạp. Tầng 4 dùng làm câu lạc bộ nghệ sĩ, có sân khấu để biểu diễn, có căngtin bán cà phê, có sàn nhảy... là nơi gặp mặt của giới văn nghệ sĩ ở Hà Nội và cả các nơi khác về. Đặc biệt hồi đó các nhà văn miền Nam tập kết như Nguyễn (...) -
Trường phái Hà Nội
2, Tháng Mười 2010Một số nét ước lệ là bản sắc văn hóa Hà Nội có thể thấy qua những tác phẩm mỹ thuật: Khéo léo, tế nhị - Tinh tế thâm thúy - Trung dung bảo thủ - Ngại mâu thuẫn cực đoan. Cũng có thể hiểu rằng những đặc sắc thẩm mỹ đó làm mỹ thuật ta có một ‘trường phái Hà Nội’.
Đám cưới nhà quê. Nguyễn Gia Trí
a. Khéo léo tế nhị
Kỹ thuật sơn mài Nguyễn Gia Trí là tuyệt khéo. Bức Hoa Phù Dung hay các bức Vườn xuân với các cô tân thời áo dài được vẽ với những nét uốn lượn cũng rất khéo. Nét lượn của Nguyễn Gia Trí là những điệu múa lúc nhanh lúc chậm, (...) -
Phở
23, Tháng Bảy 2010Xứ Phần Lan rừng thông trùng trùng xanh ngắt, nước hồ biêng biếc, phụ nữ da trắng một màu tượng tuyết, gái trai quần áo len ngũ sắc, người nào cũng nai nịt sắp biểu diễn điền kinh. Mình thành ra lạc lõng vào một thế giới vật chất nó sạch sẽ quá, sạch đến cái mức tạo cho tôi một cái nghi ngờ nơi đây là một ấn tượng giả tạo.
Chúng tôi là mấy anh em trong đoàn đi, mỗi người một công tác chuyên môn nhưng đều cùng đã gian khổ với nhau trong kháng chiến và cũng là người Hà Nội cả.
Quanh hồ, khu Ôtaniêmi, chúng tôi ngồi dưới rừng thông xanh, (...) -
NGHỆ THUẬT ẨM THỰC CỖ VÀ MÂM CỖ HÀ NỘI XƯA
22, Tháng Bảy 2010Yêu cầu của một bữa cỗ lý tưởng và tưởng tượng nằm trong bia miệng:
Sơn Tây đập đá nung vôi
Bắc Ninh thì phải thổi xôi nấu chè
Nam Định hầu điếu, hầu xe
Lỗ Khê, Hà Nội cho nghe ca trù…
Sau khi nhà chủ đã có lời, người ta bảo nhau ngồi vào cho đủ cỗ. Mỗi mâm có năm hoặc sáu người, ít nhất có hai người hoặc hai cặp thân nhau. Cũng có thể ba cặp đều thân nhau thành một cỗ. Chủ nhà tế nhị mời những người ăn ý hoặc cùng lứa tuổi ngồi vào với nhau, những người có tửu lượng mạnh hoặc nhẹ vào với nhau, những người bằng vai phải lứa với nhau (...)