Wabi-sabi là một phần quan trọng của thẩm mỹ học Nhật Bản. Có nguồn gốc từ Đạo Lão trước khi được chuyển vào Thiền tông, wabi-sabi chứa đựng một sự chấp nhận thoải mái hơn về sự thoáng qua, về thiên nhiên và sự sầu muộn
Wabi-sabi tạo nơi trú ẩn chống nỗi ám ảnh của thế giới hiện đại về sự hoàn hảo, và chấp nhận sự không hoàn hảo một cách có ý nghĩa hơn và đẹp hơn, theo cách riêng của họ.
Rút tay một cách miễn cưỡng ra khỏi chiếc bát đang quay chầm chậm, tôi nhìn thành bát không được đồng đều từ từ dừng lại, mong có thể điều chỉnh nó (...)
Trang nhà > Quan niệm > Thiền tông
Thiền tông
-
CÁCH NHÌN BẤT THƯỜNG CỦA NHẬT BẢN VỀ THẾ GIỚI
4, Tháng Mười Một 2018, bởi Cong_Chi_Nguyen -
Vào cõi tranh Thiền
8, Tháng Tám 2011Vô Lượng Thọ Phật (tranh Tề Bạch Thạch)
Trong môn hoạ truyền thống của Trung Quốc (thường được gọi là Quốc hoạ) ta thường bắt gặp những chủ đề ước lệ quen thuộc được thể hiện với màu sắc đậm nhạt thích mắt, thậm chí những màu tươi vui sặc sỡ. Các chủ đề này lặp đi lặp lại đây đó đến mức sáo mòn, đại loại như hoa (đào, mai, lan, cúc, sen, thủy tiên, mẫu đơn, tử đằng, quỳnh), điểu cầm (phụng, ưng, hạc két, quạ, chim cút, vịt trời, gà vịt, ngan ngỗng), muông thú (hổ, ngựa, lừa, trâu bò, dê, nai), con vật truyền thuyết (long, lân), tôm cá (...) -
Daisetzu Teitarō Suzuki (1870-1966)
9, Tháng Bảy 2011Daisetzu Teitarō Suzuki chào đời ngày 18 tháng 10 năm 1870 tại thành phố Kanazawa 金澤 (Kim Trạch), huyện Ishikawa 石川 (Thạch Xuyên); tạ thế ngày 12 tháng 7 năm 1966. Thân phụ ông là Ryojun Suzuki, một y sĩ, và thân mẫu họ là Masu (không rõ tên là gì). Song thân ông có cả thảy 5 người con, và ông là con út.
Ông nội và ông cố của Suzuki cũng theo nghiệp y sĩ. Lúc Suzuki 鈴木(Linh Mộc) lên 6 tuổi, ông nội và ông cố của ông lần lượt qua đời. Ngay năm kế đó, ông chứng kiến một người anh của mình lìa trần. Những sinh ly tử biệt não nề này (...) -
Chị và em
17, Tháng Tư 2009Bánh xe luân hồi
Em giận chị quá!
Cô em bảo chị như vậy trong lúc cả hai vừa đưa đám ma mẹ mình về.
Sao giận?
Đang đưa đám ma, chị chẳng ý tứ gì cả.
Em định nói gì thế?
Chị có vẻ như đang rất vui.
Thì chị đang vui.
Mẹ mới mất năm ngày, chị nói vậy được sao?
Chị nghĩ rằng buồn vui đi song song như hai con ngựa kéo chung toa xe. Điều quan trọng là nhận ra được mỗi cái trong thời gian và không gian của nó.
Nhưng ch -
KHÁI QUÁT VỀ THIỀN SỬ
11, Tháng Mười Hai 2008Với sự tích Niêm hoa vi tiếu, Thiền tuyên bố mình là một truyền thống giảng dạy có cội nguồn từ chính Ðức Phật, nhưng không phải được giao truyền bằng ngôn từ mà là một truyền thống tu tập tâm truyền từ tôn sư sang đệ tử và không được ghi chép thành kinh sách. Thiền không đòi hỏi phải chấp nhận bất cứ truyền thống thành văn nào; hành giả của Thiền chỉ việc đi theo kiểu mẫu lời giảng tâm linh. Ðể biết khái quát lịch sử của Thiền, ta có thể dõi theo bánh xe lăn của nó qua các khu vực địa lý.
1. Tại Ấn Độ
Sơ tổ của Thiền, như đã đề cập ở (...) -
Đọc thơ Thiền
3, Tháng Mười Hai 2008Thơ ca dân tộc có một bộ phận thơ Thiền đặc sắc. Nhiều bài thơ của các Thiền sư từ thời Lý (1010-1225), Trần (1225-1400) vẫn còn được truyền tụng đến ngày nay, bởi vì nó chứa đựng vẻ đẹp tư tưởng và nghệ thuật rất riêng. Ảnh hưởng Thiền khá rõ trong suốt tiến trình thơ ca dân tộc. Ngày nay vẫn có những nhà thơ Việt Nam tiếp tục tiến trình ấy. Nhưng đọc thơ Thiền không dễ, cần một cách tiếp cận khác với cách đọc thơ thế tục. Bài viết này xin thử đề xuất một con đường đến với thơ Thiền, thay cho cách đọc cảm tính lâu nay.
I. Kệ và thơ Thiền (...) -
THƠ THIỀN CỦA HUYỀN QUANG (1254-1334)
15, Tháng Mười Một 2008Các dòng Thiền Việt Nam ra đời từ thiên niên kỷ thứ nhất, trước khi giành lại được độc lập đất nước. Thơ thiền thời ấy còn sót lại rất ít nhưng lại đã nở rộ vào thời Lý, Trần, khi đạo với đời hoà trộn thành một sức mạnh dân tộc, trong đó sư Huyền Quang[[Ông sinh năm Giáp Dần (1254), tên chữ là LÝ ĐẠO TÁI, quê làng Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
Theo Tổ gia thực lục trong Tam tổ thực lục thì từ nhỏ ông đã có khiếu văn chương, năm hai mươi tuổi đỗ khoa thi hương và năm sau lại đỗ đầu khoa thi hội. Được bổ (...) -
Văn hoá và giao lưu thời Đinh - Tiền Lê – Lý
15, Tháng Mười Một 2008Sau những trang thơ đằm thắm tiễn đưa các thiền sư Giao Châu khi rời kinh đô Tràng An về nước, các thi sĩ thiền sư Trung Hoa còn tìm đến tận những nơi tu hành của các thiền sư Việt trên đất Việt để giao lưu, kể cả phải vượt qua núi cao rừng thẳm.
Trong “Kiến văn tạp lục” học giả Lê Quý Đôn đã ghi lại được những trang thơ quý giá ấy bằng Hán tự của thi sĩ, thiền sư Trương Tịch, đời Đường, tặng Nhật Nam Tăng:
“Núi thẳm một mình ẩn
Cửa tùng đôi cánh gài
Lá chuối biên kinh cũ
Bóng mây rụng áo dài
Lật đá khơi ngòi giếng
Xoi rừng (...) -
Khảo chứng mới về cuộc đời Lục Tổ Huệ Năng (638-713)
20, Tháng Tám 2008Thiền tông nổi danh nhờ hai vị Tổ có ảnh hưởng tối quan trọng là Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng. Tổ Huệ Năng (Nhật: Eno, Tr. Hoa: Hui Neng) là vị tổ Thiền tông thứ sáu ở Trung Hoa. Ảnh trong phim "Cuộc đời của Đức Lục Tổ Huệ Năng".
Sự tích cuộc đời Ðại sư Huệ Năng - Lục tổ Thiền tông Trung Quốc, là theo ghi chép trong quyển Lục tổ đàn kinh (gọi tắt là Ðàn kinh) mà được lưu truyền, tất cả những sử liệu, truyện ký liên quan Lục tổ cũng y cứ từ quyển Ðàn kinh này. Bởi vì Lục tổ đàn kinh là quyển độc nhất vô nhị.
Ai ngờ, hơn một ngàn (...) -
Ta đang thờ vị Sơ tổ Phật giáo nào?
8, Tháng Sáu 2008Việt Nam có vị Thiền sư Tăng Hội lớn hơn tới 300 tuổi so với Thiền sư Bồ Đề Lạt Ma - người mà đa số chúng ta đang thờ là Sơ tổ Phật giáo. Ảnh: Thiền sư Thích Nhất Hạnh chủ trì lễ cầu siêu "Đại trai đàn bình đẳng chẩn tế" tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP HCM
Sau đây là bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội, ngày 18/1/2005 - "Lịch sử của Phật giáo ngày nay dưới cái nhìn tương tức".
Chúng ta biết rằng vào thượng bán thế kỉ thứ 3 tại Giao Châu có Thiền sư Tăng Hội, cha là người Khương Cư, mẹ là người Việt Nam. (...)