Cho tới mùa xuân năm 1996 tôi đã sang tuổi 63 tức là đã gần với tuổi Cha tôi lúc Người vĩnh viễn ra đi (67 tuổi). Mấy năm này tôi mới có thời gian suy ngẫm, ôn lại lịch sử đời mình mà trong đó có đến nửa thời gian là gắn bó với gia đình. Càng ngẫm nghĩ càng thấy thêm yêu mến, tự hào về gia đình, dòng họ nhà ta, càng thấy trách nhiệm mình trong việc giáo dục con cháu, mong muốn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mà các cụ đã xây dựng.
Các thầy Nguyễn Hồng Phong, Hoàng Như Mai, Trần Văn Khang, Nguyễn Hữu Tảo, Lê Bá Thảo cùng các (...)
Trang nhà > Giáo dục > Sư phạm
Sư phạm
-
NGƯỜI CHA NHÂN TỪ, NGƯỜI THẦY MẪU MỰC
20, Tháng Mười Một 2020, bởi Cong_Chi_Nguyen -
BA KHANG
24, Tháng Mười 2019, bởi CTVNăm thứ 4 trung học ở trường Bưởi, Hà Nội (1937), tôi được học với thầy Trần Văn Khang, thầy không có con nên rất yêu thương học trò.
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, thầy Khang lúc ấy là Hiệu trưởng Trường Trung học Kháng chiến. Thầy đã đưa học trò của mình đi sơ tán lên phía Bắc. Thầy đã bán hết tư trang để nuôi học trò, sau đó thầy còn đứng tên vay tiền Nhà nước để có tiền giúp học trò ăn học… các học trò quý mến thầy lắm (thầy dạy môn Sử), ai cũng xưng hô với thầy là “Ba Khang”, coi như con của thầy.
Năm 1969 thầy mất, tôi (...) -
Võ Liêm Sơn (1888-1949)
27, Tháng Bảy 2017, bởi Cong_Chi_NguyenVÕ LIÊM SƠN hiệu Ngạc Am, sinh ngày mồng bảy tháng bảy năm Mậu Tý (8-8-1888) ở làng Phổ Minh, xã Hữu Ngoại, nay là xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Tiểu sử
Từ nhỏ Võ Liêm Sơn đã theo đuổi Hán học, rồi học tiếp chữ Pháp. Năm 1905, vào trường Quốc học Huế cùng lớp với Lê Đình Thám, Võ Chuẩn, Lê Thanh Cảnh, Nguyễn Tất Thành... Năm 1911 ông đỗ Thành Chung ở trường Quốc học Huế được bổ làm giáo học ở đạo Ninh Thuận. Một năm sau, khoa Nhâm tý (1912), ông lại đỗ cử nhân Hán học ở trường thi Bình Định.
Sau thời gian học hậu bổ, ông (...) -
Trẻ em nên học gì trước ?
4, Tháng Bảy 2016, bởi Cong_Chi_NguyenTuần trước trên báo chí có tin tức về việc hai đứa trẻ, 10 tuổi và 11 tuổi viết một chương trình “Mã độc” (Malware) để xâm nhập vào tài khoản của một công ty Videogames, ăn cắp mật khẩu và “tiền ảo” để cho chúng có thể tiếp tục chơi videogames trực tuyến mà không phải trả tiền.
Đọc xong tin này, anh bạn tôi than: “Không thể tin được, trẻ con mới 10, 11 tuổi có thể làm điều đó.” Tôi hỏi: “Anh ngạc nhiên vì chúng có thể viết mã hay bởi vì chúng xâm nhập vào hệ thống máy tính?” Anh ta nói: “Tôi nghĩ trẻ con phải được giáo dục cẩn thận về (...) -
Ra mắt BBT CESP Đại học Sư phạm Hà Nội
11, Tháng Chín 2015, bởi Cong_Chi_NguyenPanorama (c)2015 NCCong
Trước giờ khai mạc Gala CESP 2015. Panorama (c)2015 NCCong
Đại học Sư phạm HN năm trước. Panorama (c)2014 NCCong
Đông Tỉnh -
Kỷ niệm về trường Normale
18, Tháng Bảy 2013Khi mới tới Pháp vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, có rất nhiều điều làm tôi thắc mắc. Có thắc mắc lớn, có thắc mắc nhỏ. Một trong những thắc mắc nhỏ là tại sao trên trang đầu của sách giáo khoa, của sách giáo trình đại học, ngay dưới tên tác giả thường có dòng chữ in nghiêng có nội dung khá giống nhau. Ví dụ như: “Agrégé d’histoires, ancien élève de l’Ecole Normale Supérieure” (Thày giáo sử, cựu học sinh trường Sư phạm cao cấp).
Tôi đem cái thắc mắc của mình đến chỗ ông Jacques Vauthier, giáo sư đại học Paris 6, người đỡ đầu tôi (...) -
Lẽ nào dạy thêm bị coi là một dạng tham nhũng?
30, Tháng Mười Một 2012Nhà giáo, người mà từ xa xưa người đời luôn gọi tôn kính bằng “thầy”, là nhân vật chủ yếu làm việc tại một tổ chức mà bất kỳ ai dù là nguyên thủ quốc gia, là nhà khoa học được giải Nobel hay người lao động bình thường đều phải trải qua và bất hạnh thay cho ai không trải qua nó trước khi vào đời - đó là trường học.
Do vậy nhà giáo nhận trách nhiệm rất lớn lao trong xã hội. Đó là hàng ngày tiếp xúc, dạy dỗ, giáo dục thế hệ là báu vật của mỗi gia đình, mỗi dân tộc và quốc gia - đó là thế hệ con cái. Nhà giáo phải lo dạy người, dạy chữ, dạy (...) -
Sự thiếu hiểu biết là nguồn gốc của bạo lực
23, Tháng Năm 2012Một nền giáo dục đúng nghĩa không nhằm đào tạo nên những đứa trẻ chỉ biết vâng phục một cách thụ động, mà đào tạo nên những đứa trẻ hiểu biết. Sự biết và hiểu sẽ giúp đứa trẻ thực hiện các quy định một cách tự giác, thậm chí còn đau khổ khi quy định bị vi phạm. Một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là tạo nên những con người biết làm chủ bản thân. Bạo lực chính là hệ quả của sự thiếu làm chủ. Các nhà giáo dục học đã khẳng định rằng chính nhờ sự hiểu biết, chính nhờ được giáo dục (dưới hình thức này hay hình thức khác) mà con người tự giải (...)
-
Học theo vấn đề
2, Tháng Mười 2011Làm thế nào để người học chịu suy nghĩ, học chủ động, độc lập? Câu hỏi này là mối bận tâm của nhiều cơ sở giáo dục đại học trên thế giới, đặc biệt nó trở nên bức thiết cho nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Học theo vấn đề – HTVD (problem – based learning) được coi là một trong các giải pháp. Vậy thì HTVD là gì? Điều kiện nào đặt ra? Ưu điểm của nó là gì? Nó đòi hỏi gì ở người dạy và người học?
HTVD là gì?
Vấn đề! Vấn đề! Mỗi người trong chúng ta ai mà không gặp vấn đề. Thực ra học cách giải quyết vấn đề đã có từ hàng bao thế kỷ nay (...) -
Giải pháp nào cho những học sinh kém sử và không thích học sử
14, Tháng Chín 2011Chuyện học sinh có nhiều điểm kém và rất kém môn Lịch Sử không phải năm nay mới bộc lộ. Nhưng chỉ vì năm nay có ý kiến cho rằng sự kém cỏi đó là "chuyện bình thường" nên mới ồn ào sinh chuyện.
Thực ra ý kiến này không mấy sai trái: đúng là cả thế giới này lúng túng chuyện dạy Sử ấy mà! Thì ta hãy nghe thử Charles Chaplin (ông vua Hề Charlot) nói và không chỉ nói về chuyện dạy Lịch sử và học lịch sử:
"Giờ đây, nhà trường với tôi là đoạn khởi đầu của những chân trời mới: lịch sử, thơ ca và khoa học. Nhưng nhiều đề tài lại dung tục và ngớ (...)