Theo Bộ Y tế, tuổi thọ bình quân của người Việt từ năm 2012 đã tăng lên mức 73 tuổi. Tuy nhiên, dù cho tuổi thọ tăng cao thì lão hóa vẫn là vấn đề khó tránh khỏi đối với tất cả mọi người sau khi bước qua tuổi 30.
Tuổi của con người có thể được chia thành tuổi thể chất và tuổi tâm lý. Các bác sĩ thường gọi những người có tuổi tinh thần lớn hơn tuổi thể chất của họ là "già trước tuổi", "trẻ bên ngoài, già bên trong", "lão hóa tâm hồn"... nhưng đó là một nhận định chung chung.
Bạn có ngoại hình trẻ nhưng tâm lý và tinh thần sắp già (...)
Trang nhà > Giáo dục > Tâm lý học
Tâm lý học
-
10 dấu hiệu sớm của lão hóa
6, Tháng Ba 2021, bởi Cong_Chi_Nguyen -
Vì sao người ta dễ dính vào tin giả?
5, Tháng Mười Hai 2019, bởi Cong_Chi_NguyenĐiều gì khiến cho người ta dễ bị cuốn vào tin tức giả mạo và các trò lừa khác gây chệch hướng dư luận? Và có thể làm gì nếu như nó xảy ra?
Những câu hỏi này đã trở nên bức bách hơn trong những năm gần đây, không chỉ bởi những hé lộ về chiến dịch của Nga nhằm tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 bằng cách reo rắc tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông xã hội. Nhìn chung, nền văn hóa chính trị của chúng ta dường như ngày càng bị định cư thêm bởi những người tán thành các tuyên bố kỳ quặc hoặc sai trái mà (...) -
Anh Đại ơi, anh cực đoan vừa thôi chứ! (Kỳ 2)
27, Tháng Chín 2019, bởi CTVNhà báo Phan Đăng: Đến tận lúc này, chưa bao giờ chương trình "thực nghiệm" của Giáo sư trở thành "đại trà" cả. Cho nên tôi nghĩ cũng bình thường thôi, nếu người ta thắc mắc: thực nghiệm gì mà thực nghiệm đến cả mấy chục năm? Giáo sư nghĩ sao? GS Hồ Ngọc Đại: Có một cột mốc diễn ra vào năm 1985, khi chúng ta chứng kiến tới 650 000 học sinh lớp 1 lưu ban. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình hỏi tôi: Có cách gì cứu vãn không? Tôi bảo là tôi làm được, với công nghệ giáo dục ở trường thực nghiệm của mình. Thế là chị Bình cho mở 2 hội nghị (...)
-
Anh Đại ơi, anh cực đoan vừa thôi chứ! (Kỳ 1)
26, Tháng Chín 2019, bởi CTVGiáo sư Hồ Ngọc Đại ở đầu phố Hoàng Diệu, đoạn giao với Phan Đình Phùng, những con phố thuộc vào loại êm đềm, lãng mạn nhất của Hà Nội kinh kỳ. Nhà ông là một biệt thự Pháp cổ với một cái cửa sắt màu xanh, cũ kĩ đượm màu thời gian. Và để bước vào phòng khách, phải đi qua một khoảng sân rộng, với những chiếc lá rơi đầy trên sân. Phòng khách nhà ông toát lên một vẻ tinh tế, thoáng đãng và cả nghiêm trang nữa. Ở một đầu của phòng khách hình chữ nhật này là một bộ bàn ghế đơn giản, nơi chúng tôi ngồi thực hiện cuộc đối thoại, và ở đầu kia là (...)
-
Công nghệ mới sẽ làm tổn thương trí nhớ con người?
14, Tháng Tư 2019, bởi Cong_Chi_NguyenLớp học trò của thế hệ mươi năm trước thường có thói quen tính nhẩm các phép tính căn bản, không chỉ khi làm bài tập trong lớp, mà còn áp dụng cả vào cuộc sống đời thường như trong khi mua bán
Có lẽ do thời đó chưa có nhiều máy tính cầm tay nhưng chủ yếu là do học trò đều được tập tính nhẩm. Học trò thời nay, mỗi lần tính là rút máy ra “bấm bấm”, thậm chí các bà đi chợ cũng tính tiền bằng máy tính.
Ngày nay, chuyện “quên” đã trở nên chuyện thường tình. Quên địa chỉ, quên số điện thoại của ai đó... chỉ là chuyện thường tình. Nhưng gặp (...) -
Có "tình yêu sét đánh" hay không ?
25, Tháng Tư 2018, bởi Cong_Chi_Nguyen56% người Mỹ tin vào tình yêu từ cái nhìn đầu tiên hay "tình yêu sét đánh" (TYSĐ), và 33% còn kể rằng chính họ đã trải nghiệm nó. Điều này hầu như không đáng ngạc nhiên vì thực tế nghệ thuật và văn học đã tôn vinh TYSĐ trong hàng ngàn năm.
Nhưng chính xác TYSĐ là gì và nó có một định nghĩa phổ quát hay không ? Một nghiên cứu vừa mới thực hiện trong năm 2017 tại Đại học Groningen (Hà Lan) đã tìm ra một số hiểu biết thực nghiệm có thể làm vỡ mất quả bóng bay lãng mạn của chúng ta.
Nghiên cứu trước đây đã gắn nhãn TYSĐ như là một "ảo tưởng (...) -
Lễ hội, cái tát và hành trình “chui vào hang đá”
2, Tháng Ba 2014Luật của trời là lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu, luật của người là lấy chỗ thiếu bù chỗ thừa. Xã hội nào cũng vậy, kẻ giàu ngày càng giàu, kẻ nghèo ngày càng khốn.
Ngày xưa có hai loại “thầy” được xã hội kính trọng là thầy giáo và thầy thuốc, còn một vài loại “thầy” khác tuy không bị xã hội miệt thị nhưng cũng chẳng được thiện cảm mấy như thầy bói, thầy cúng, thầy phong thủy… Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội nhiều loại “thầy” mới xuất hiện với số lượng ngày càng đông như thầy cãi, thầy chùa, thầy dùi, thầy vườn…
Hai loại (...) -
Phân tâm hay huyền thoại lừa bịp?
4, Tháng Tư 2013Cách đây mấy năm đã diễn ra một cuộc tranh cãi hơn là tranh luận, sôi nổi ở Pháp trong giới tâm thần học và phân tâm học, nhơn cuốn Le Livre noir de la psychanalyse - Vivre, penser et aller mieux sans Freud (Sổ đen về nạn phân tâm - Sống khỏe không cần tới Freud) (1) được NXB Les Arènes (Đấu trường) phát hành trung tuần tháng 9/2005. Phải nói rằng tập sách dày cộm này (881 trang) quy tụ đông đảo tác giả nhiều nước trên thế giới (Pháp, Canada, Hà Lan, Hoa Kỳ, Anh, Úc, Bỉ…), nghiệp vụ, chức vụ khác nhau (triết gia, bác sĩ, sử gia, (...)
-
Thành phố Hồ Chí Minh cho Bắc Giang hít khói
6, Tháng Bảy 2012Với một cái tít giật đùng đùng: “Chạy giấy chứng nhận tốt nghiệp mầm non”, dù Tuổi Trẻ đã chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng bi hề kịch này (hoàn toàn không là bi hài kịch đâu nhé!) là do những tin đồn, nhưng nhiều tờ báo khác vẫn nhanh nhảu lấy lại và phơi trên mặt báo.
Điều dễ hiểu là các độc giả của chúng ta đã phục lăn phục lóc những giải pháp tuyệt vời của ngành Giáo dục, mà cụ thể ở đây là ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Đã đành là các phụ huynh vì lo cho thế hệ tương lai đã rỉ tai nhau còn nhanh hơn điện xẹt, khiến một đồn (...) -
10 ý nghĩ phổ biến về nói dối
14, Tháng Sáu 2012Nói dối là không tốt. Thế nhưng mọi người đều có nhiều lúc nói dối. Vì cần thiết, vì vô ý hoặc thực sự có ý đồ lừa dối. Thế thì đó có phải là một khuyết điểm xấu xa chăng? Sau đây là thông tin từ các khảo sát tâm lý học - xã hội học trước 10 ý nghĩ phổ biến về vấn đề này.
1. Con người nói dối cũng như hít thở vậy
Người ta nói dối 940 lần/năm (trung bình), tức già 2 lần/ngày. Nhà xã hội học Michel fize (“cuốn Tại sao người nói dối lại sợ sự thật”?) ghi nhận: “Nói dối đối với chúng ta cũng là tự nhiên như ngôn ngữ, như ăn uống ngủ nghê. Đấy (...)