Anh tôi vào Nam năm ‘76, sớm nhất nhà sau những năm hai miền chia cắt. Máy bay Liên Xô An hai bốn [1] chủ yếu chở công chức, thủ tục soát xét chả biết có ngặt nghèo như ngày nay không, mà từ Huế ra, anh thủ được lọ mắm tôm chua. Kè kè bên người. Rất hãnh diện, như một chiến công với nhiều người Hà Nội vừa trải qua thời chỉ cần chặt dạ. Trong vỏ thủy tinh, những con tôm hồng hào, mình mẩy chắc nịch xếp lớp bên tép tỏi, gừng thái chỉ, lát ớt. Nắp mở ra, trời ơi, cái mùi gì không “tả” ngay được đập vào lỗ mũi, làm dậy lên lòng tham lam (...)
Trang nhà > Văn chương > Tạp bút
Tạp bút
-
Liệng trong miền lỗ mũi
7 Tháng Tám, bởi Trần Chiến -
THÁNH CHÉM
13, Tháng Mười Một 2023, bởi Cong_Chi_NguyenLoài người nói chung thích bầy đàn. Mà vui thì phải ồn. Hai cách gây ồn nhất có lẽ là hát hò và "chém". Cách thứ nhì thường kéo dài hơn vì để lại dấu vết sâu trong óc chứ không chỉ trong tai.
Nguồn gốc từ "chém gió" tôi biết khá rõ và nội hàm khép mở liên tục của nó làm cho khỏi cần định nghĩa. Nó càng phổ biến khi Internet có thể lan truyền khắp thế gian với tốc độ ánh sáng mọi cuộc chém quốc nội và quốc tế. Bởi vậy những kẻ dù ít khi chém gió nhưng thích lang thang đều đặn cõi Phây ắt hẳn phải biết mấy năm nay Peter Pho là bút danh của (...) -
VÔ ĐỀ
10, Tháng Năm 2021, bởi Cong_Chi_NguyenTình cờ ngày giỗ trận
Gặp bạn xưa cùng trường.
Dắt nhau làm chén rượu
Trong vườn hoa ven đường.
..."Tao trả cây súng cũ
Hết cuộc chiến hồi hương.
Giặt quân phục sờn vải
Cất đi huân, huy chương.
Hồi đầu làm công xưởng.
Già về nhà trông vườn
Đọc sách và ru cháu
Vui cùng vợ cùng con.
Thỉnh thoảng xem đài, báo
Khoác ba lô lên đường.
Chán nhất lũ cơ hội
Mua danh lừa bốn phương
Chuyện xưa dám đổi ruột
Việc chung cố tranh công.
Chẳng thể nào bỏ nước
Đành sống cạnh Lý Thông.
Mắt đã khô giọt lệ
Mỗi khi gặp (...) -
SẮP HẾT TẾT
13, Tháng Giêng 2018, bởi Cong_Chi_NguyenNgẫu hứng viết mấy dòng nhân đọc Tập thơ nhật ký đối thoại giữa Hải Lượng thiền sư Ngô Thì Nhậm và Bảo Chân đạo sĩ Phan Huy Ích.
Quả Đất sẽ không tròn nữa
Gần thời nước đại dương lên
Tết âm, tổ tiên chẳng thiết
Tranh giành danh lợi triền miên.
Không rõ có thành đồ cổ
Chữ ai mới mấy trăm năm
Sắc tướng xuân hoa thu thảo
Nhòe dần trong mắt nhân gian.
Mơ mộng ngày xưa chưa hết
Còn người còn mãi khổ vui
Cách xa tỷ năm ánh sáng
Phải chăng cúc cũng đang cười.
Đông Tỉnh, 12-1-2018 BÌNH GIẢI
CÚC THU BÁCH VỊNH. PHAN HUY ÍCH (...) -
SẮC MÀU TẾT
13, Tháng Giêng 2017, bởi Cong_Chi_NguyenNhững ngày xưa, trang phục của dân làng tôi chủ yếu chỉ hai mầu, đen và nâu. Được dệt bằng tay trên khung cửi, tấm vải thô có màu trắng đục của sợi bông, tấm lụa có màu vàng sáng của tơ tằm nhưng trước khi đem cắt may thành quần áo chúng thường được nhuộm màu. Hồi nhỏ, tôi vẫn còn được chứng kiến bà và mẹ tôi nhuộm vải. Màu nâu tất nhiên được chế từ củ nâu, vẫn đem từ rừng về, còn màu đen, tôi còn nhớ được nấu từ lá một loại cây có tên là cây tròi (sòi). Vải lụa nhuộm xong để ráo nước rồi đem phơi lên sào hoặc căng cả tấm dài lên mặt cỏ (...)
-
Chuyện một người đàn bà... năm con
2, Tháng Tám 2016, bởi Phạm Trọng ChánhNhà thơ triết gia Phạm Công Thiện qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc. Người thì viết: anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo; kẻ khác viết: anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà (...)
-
Đọc sách “Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn”: Tổ tiên ta giỏi quá!
10, Tháng Chín 2015, bởi Hoanh_Hai_NguyenThị trường sách gần đây xuất hiện khá nhiều tác phẩm văn thơ của các tác giả không phải là nhà văn chuyên nghiệp và đã ở tuổi xưa nay hiếm. Một số tác phẩm của họ rất đáng đọc, như cuốn Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn (viết tắt Huyền thoại KTVM) của Thâm Giang Trần Gia Ninh do NXB Văn học xuất bản năm 2015.
Sách dầy 432 trang khổ 14,5x20,5 cm. Tên sách ngoài dòng chữ Việt còn in hai hàng dọc chữ vuông. Chữ thứ nhất với bộ Kim (vàng) bên trái, cùng chữ Thiếp (vợ lẽ) bên phải đã lập tức khiến người đọc chú ý, bởi lẽ chữ này không thấy có trong (...) -
Gia tộc: sức mạnh hàng đầu
13, Tháng Năm 2015Trăm năm ly hợp đã miêu tả và lý giải thật sắc nét, sống động v sức mạnh lớn nhất của người Việt trong lịch sử tồn tại bi tráng của mình, đó là sức mạnh gia tộc.
Theo quan niệm của học giả Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương, công trình sách nghiên cứu đầu tiên về lịch sử văn hóa Việt Nam, xuất bản năm 1938, NXB Quan Hải tùng thư Huế, thì “nông dân thực là nền móng của dân tộc ta mà nông nghiệp là nền móng của văn hóa ta”. Khi tìm ra năm đặc tính cốt yếu của văn hóa nông nghiệp Việt Nam, ông Đào đã đưa đặc tính “xã hội lấy gia (...) -
Văn chương hôm nay
6, Tháng Tư 2015Một thế hệ nhà văn đủ tầm, trải đời để viết những điều lớn lao thì thôi cầm bút. Trong khi đó, thế hệ kế thừa dù say mê sáng tạo nhưng lại chưa đủ sức làm nên những điều lớn lao hơn
Hầu hết những bộ phim có giá trị nghệ thuật được đánh giá cao, đoạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước đều khởi nguồn từ văn học. Nhưng điểm tựa văn học càng lúc càng “mong manh” dần khi tìm kiếm một tác phẩm có giá trị chuyển thể thành phim cũng không phải là điều dễ dàng. Văn đàn vắng những tác phẩm có giá trị tư tưởng lớn là nỗi băn khoăn, trăn trở lâu (...) -
Các nhà xuất bản đang lần mò
4, Tháng Ba 2015Các nhà xuất bản đang đuối sức trên con đường “xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển” vì không thể làm tròn cả hai vai trò: vừa “thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh”, vừa “phục vụ nhiệm vụ chính trị tư tưởng”.
Nhiệm vụ quá sức!
Hội nghị tổng kết ngành xuất bản vào tháng 1-2014 đã phơi bày thực trạng “sống dở chết dở” của nhiều nhà xuất bản. Báo cáo tại hội nghị cho biết, hơn 50% số nhà xuất bản hiện nay có vốn làm sách dưới 2 tỉ đồng, tức mỗi năm chỉ có thể đầu tư từ 5-10 đầu sách. Cụ thể, năm 2013 chỉ có (...)