Mấy chục năm trước, trong bài vở của nhiều nhà nghiên cứu về văn hoá cổ, nhất là của vùng Hà Nội, thấy không ít đoạn ghi “theo Tảo Trang Vũ Tuân Sán”. Kí ức của người lớn tuổi từng ở Sở Văn hoá về cụ Sán thường “kèm” chiếc xe đạp cọc cạch, đi khắp nơi lọ mọ đọc văn bia, nối phả, tìm những giá trị còn bị khuất bóng đem ra cho thiên hạ biết. Gần như là chỉ có thế. Đến nỗi mà dịp Hà Nội 1000 tuổi nhà văn hoá Hữu Ngọc thốt lên buồn buồn: “… công chúng ít biết đến, nhưng trong giới thức giả văn hoá, ai cũng biết anh…, hiểu biết sâu cả văn hoá (...)
Nhân sĩ
-
Vườn táo lặng lẽ
28, Tháng Ba 2021, bởi Cong_Chi_Nguyen -
TÔ MẠN THÙ
6, Tháng Tư 2019, bởi Hoanh_Hai_NguyenNhân sắp có đại lễ Vesak ở VN. Mời đọc bài viết về một nhà sư đa tài đa tình ở TQ (sưu tầm trên mạng)
Nghiện xì-gà Manila, thích ăn ngọt (đặc biệt mê món hạt dẻ rang tẩm đường, kem, kẹo và món thạch Yokan của Nhật), từng tự cạy răng vàng đem đổi kẹo ăn và sau cùng, ở tuổi 34 đã bị bội thực vì trong một lúc vui đã đánh cuộc với bạn bè là có thể ăn hết 60 miếng há-cảo. Con người có nhiều nét riêng kỳ cục đó chính là học giả Tô Mạn Thù (thế danh Tô Huyền Anh, ngoại hiệu Tô Tử Cốc) sinh năm 1884 tại Hoành Tân (横 浜 Yokohama), Nhật Bản, tốt (...) -
Noam Chomsky: giáo dục và trí thức
31, Tháng Mười 2012Đọc Nhận diện quyền lực, tôi có cảm giác như được gặp ở Chomsky hai con người trong một vậy: một người quen và một người khai sáng, đặc biệt là khi ông thảo luận về những vấn đề giáo dục và trí thức trong xã hội hiện đại.
Noam Chomsky, cái tên này tôi nghe thấy lần đầu tiên cách đây chín năm, khi thực hiện bộ phim chân dung về nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo tại thành phố Hồ Chí Minh, qua lời phát biểu của tiến sỹ Hoàng Dũng. Khi đó, để nhấn mạnh về những đóng góp to lớn của Cao Xuân Hạo trong lĩnh vực ngôn ngữ học cấu trúc, ông Hoàng Dũng (...) -
Oe Kenzaburo
14, Tháng Tư 2012Oe Kenzaburo, tên khai sinh: Ōse Mura (Nhật: 大瀬 村), sinh ngày 31/1/1935, đoạt giải Nobel Văn học năm 1994, tác giả của hơn 20 tiểu thuyết và nhiều tập truyện, một trong những nhà văn lớn nhất của Nhật Bản thế kỷ XX.
Ōe, ảnh 2005
Tiểu sử
Ōe sinh ở Uchiko, Ehime, trong một gia đình có 7 người con, bố mất khi Ōe lên chín tuổi. Từ năm 18 tuổi học văn học Pháp ở Đại học Tokyo, viết luận văn tốt nghiệp về tác phẩm của Jean-Paul Sartre. Năm 1960 Ōe cưới con gái của một nhà đạo diễn điện ảnh nổi tiếng. Cũng trong năm này cùng đoàn nhà (...) -
Nữ văn sĩ Harper Lee (1926-)
12, Tháng Ba 2012Khác với Margaret Mitchell, sau thành công vượt bực của To Kill a Mockingbird, Harper Lee đã dự thảo trước sau hai dự án tiểư thuyết, để rồi cuối cùng bỏ cuộc, và rút vào im lặng từ sau cuộc phỏng vấn cuối cùng năm 1964, bốn năm sau khi To Kill a Mockingbird ra đời và được khắp nước Mỹ và thế giới đón nhận nồng nhiệt.
Sinh ngày 28 tháng 4, 1926 và lớn lên tại Monroeville, một tỉnh nhỏ ở tiểu bang Alabama, bà tên thực là Nelle Harper Lee, xuất thân từ một gia đình cha là luật sư Amasa Coleman Lee, một thời làm dân biểu tiểu bang (...) -
Nữ văn sĩ Margaret Mitchell (1900-1949)
11, Tháng Ba 2012Trong văn học sử Hoa Kỳ có hai hiện tượng nổi bật với nhiều điểm giống nhau, đó là nữ văn sĩ Margaret Michell với cuốn Gone With The Wind (1936) và nữ văn sĩ Harper Lee với cuốn To Kill A Mockingbird (1960). Cà hai cuốn tiểu thuyết cùng có bối cảnh là miền Nam Hoa Kỳ, cùng khai thác đề tài xung đột chủng tộc (da trắng và da đen), cùng bán được mỗi cuốn trên 30 triệu ấn bản (tính tới năm 2008). Cả hai tác phẩm lại cùng được giải Pulitzer danh giá, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và dựng thành phim rất thành công, chiếm được nhiều (...)
-
Trương Minh Ký - Văn chương và sự nghiệp
6, Tháng Mười Hai 2011Theo tài liệu biên khảo của ông Milton Osborne, một học giả người Úc, lịch sử Việt Nam từ năm 1954 trở đi đã có ít nhất hai cái nhìn xung đột về những chính khách và học giả cách tân không theo chủ trương bạo động trong quá trình kháng chiến chống Pháp. Ở ngoài Bắc, họ bị coi là những con người nhu nhược, thông đồng với bọn thực dân Pháp. Nhưng trong miền Nam, họ được tiếp nhận với một cái nhìn có phần dung hoà hơn, và cũng được ghi nhớ qua những công lao văn hoá của họ trong thời kỳ sơ khai của chữ Quốc Ngữ. Học giả Osborne chất vấn (...)
-
Phạm Công Thiện (1941-2011)
11, Tháng Ba 2011Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi.
Theo lời một thành viên gia đình nói với một thân hữu, ông Phạm Công Thiện dường như biết trước thời điểm “sẽ đi,” và trong ngày cuối cùng của cuộc đời, ông dặn gia đình “không làm tang lễ rườm rà, chỉ hoả thiêu.”
Chiều cùng ngày, vẫn theo lời gia đình, ông thấy “mệt dần, bắt đầu nhập định, và ra đi nhẹ nhàng.”
Ông tên thật là Phạm Công Thiện, thời trẻ còn có bút hiệu Hoàng Thu Uyên (...) -
Nguyễn Tài Cẩn (1926-2011)
28, Tháng Hai 2011Nguyễn Tài Cẩn sinh ngày 2-5-1926, tại làng Thượng Thọ (nay thuộc xã Thanh Văn), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình Nho học. Thời nhỏ ông theo học trường Quốc học Huế.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia các công tác kháng chiến tại Nghệ An, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1949. Năm 1949, ông bắt đầu dạy học. Năm 1952, ông được bổ nhiệm làm trợ lí đại học, lớp đầu tại Liên khu IV, năm 1953–1954 là Trưởng phòng chuyên môn của Khu Giáo dục Liên khu IV.
Trong những năm 1955-1960, ông được Bộ Giáo dục (...) -
Hoàng Ngọc Hiến (1930-2011)
25, Tháng Giêng 2011Nhà lý luận phê bình Hoàng Ngọc Hiến, sau một thời gian bị bệnh hiểm nghèo, đã từ trần hồi 23 giờ ngày 24 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội.
Ông từng là thầy giáo, dịch giả văn học đương đại, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Tiểu sử
. Sinh ngày 21-7-1930 tại Nam Định, trong một gia đình Nho học và Tây học, quê quán làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.
. Sau năm 1945 cùng gia đình đi tản cư kháng chiến, học trường trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng và được gửi đi đào tạo ở Liên Xô.
. Từ 1959 làm nghiên cứu sinh rồi bảo (...)