Sáng 19/12, tại Hà Nội, Ban Nhà văn trẻ, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm “Vai trò của nhà văn trẻ trong thời đại của trí tuệ nhân tạo AI” với sự tham gia chia sẻ của đông đảo các cây viết trẻ thuộc thế hệ Gen Z. Tới dự có đại diện Ban Chấp hành Hội cùng đông đảo các hội viên, cây viết trẻ.
Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo (AI) đã tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, trong đó có văn chương. Đã có nhiều cuộc tranh luận trong giới văn chương về một tương lai do AI viết văn đi cùng nhiều ý kiến trái chiều. Có người (...)
Trang nhà > Văn chương > Nghiên cứu
Nghiên cứu
-
Vai trò của nhà văn trẻ trong thời đại của trí tuệ nhân tạo
20, Tháng Mười Hai 2023, bởi Cong_Chi_Nguyen -
THƠ PHAN HUY ÍCH VIẾT DƯỚI TRIỀU VUA QUANG TRUNG
20, Tháng Hai 2020, bởi CTVDụ Am Ngâm Lục của Phan Huy Ích, sách III Dật Thi Lược Toản viết từ năm 1791 đến 1796. Những bài thơ này làm dưới thời vua Quang Trung.
Thật là quý báu những bài thơ nói lên tấm lòng bao dung độ lượng vua Quang Trung, khi đi sứ Phan Huy Ích về nghe tin em ruột là Hữu Chấn nổi lên chống Tây Sơn, đã bị bắt giết lòng lo sợ, dâng biểu xin tạ tội, nhưng vua Quang Trung xuống chiếu ôn tồn khuyên bảo, khi vào chầu vua Quang Trung ân cần xoá bỏ những nghi ngờ. Bài thơ nhận được chiếu (...) -
Thơ Đoàn Nguyễn Tuấn
17, Tháng Mười Hai 2019, bởi CTVNgược lại với Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền do Nguyễn Y ghi chép rằng “Đoàn Nguyễn Tuấn cùng Nguyễn Du khởi nghĩa chống Tây Sơn tại Quỳnh Hải” anh vợ Nguyễn Du cùng các bạn thân Nguyễn Nể, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn... ra làm quan Tây Sơn, được vua Quang Trung trao chức Hàn Lâm học sĩ cùng một lần với Ngô Vi Quý (Ngô Dụng Hoà), được tiếp sứ cùng Nguyễn Nể (Nguyễn Đề) anh cùng cha cùng mẹ với Nguyễn Du, và đi sứ trong phái bộ Phan Huy Ích năm Canh Tuất 1790 lúc ông 40 (...)
-
Nguyễn Du có đến Lâm An không
31, Tháng Mười Hai 2018, bởi Cong_Chi_NguyenNguyễn Du có đến Lâm An (Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang) không ? các nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, Trương Chính, Lê Thước, Nguyễn Văn Hoàn, Mai Quốc Liên... đều cho là có.
PGS TS Nohira Munehiro trong bài “Một giả thiết khác về hành trình đi sứ của Nguyễn Du năm 1813-1814” dựa vào câu thứ bảy: “Trướng vọng Lâm An cựu lăng miếu” (Hướng vọng Lâm An lăng miếu cũ), để xác định rằng chữ vọng là từ xa mà nhìn và ông cho rằng bài này Nguyễn Du làm bài thơ tại quê hương Nhạc Phi ở Thang (...) -
“CHUYỆN NGÕ NGHÈO” BỊ BỎ QUÊN 36 NĂM
23, Tháng Chín 2018, bởi Cong_Chi_NguyenNguyễn Xuân Khánh là tác giả mấy cuốn tiểu thuyết nổi tiếng xuất hiện liên tục trong khoảng mươi năm qua, mặc dầu anh đã lớn tuổi, chứng tỏ sức viết rất khỏe và bền bỉ: Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa …
Ông cũng là một tác giả của một tác phẩm rất đặc sắc, độc đáo, viết cách đây đã 36 năm (1981-82), từng gây xôn xao và khâm phục trong giới cầm bút, thậm chí có thể coi là tác phẩm quan trọng nhất của ông, nhưng lại ít được biết trong công chúng đọc rộng rãi. Đơn giản là vì sách không được xuất bản. Tên gốc của tiểu thuyết là (...) -
NGUYỄN DU QUA MỘ TỶ CAN
18, Tháng Giêng 2017, bởi Cong_Chi_NguyenTrên đường đi sứ năm 1813 từ 9-8 đến 22-8 năm Quý Dậu, Nguyễn Du đi qua địa phận huyện An Dương tỉnh Hà Nam. An Dương là kinh đô cuối cùng nhà Thương. Mộ Tỷ Can ở ngoài thành Vệ Huy năm dậm, bên đường có tấm bia đá lớn khắc bảy chữ: Ân Thái Sư Tỷ Can chi mộ. Trước mộ bậc hiền nhân trung thần, Nguyễn Du đã xúc động không ngăn dòng lệ, viết bài thơ Mộ Tỷ Can.
Tỷ Can là chú vua Trụ, là vị vua cuối cùng nhà Thương rất tàn bạo. Trụ Vương giết chú là trung thần, làm Thái Sư thường can gián nên bị vua Trụ ghét. Tỷ Can can gián luôn ba ngày Trụ cả (...) -
NGUYỄN DU QUA ĐẤT CŨ TRIỆU ĐÀ
20, Tháng Mười Hai 2016, bởi Cong_Chi_NguyenNăm 1813, chánh sứ Nguyễn Du đã viết một bài thơ chữ Hán sau khi đi qua cửa Nam Quan từ ngày 6-4 năm Quí Dậu (Âm Lịch) đến vùng đất cũ của Triệu Vũ Đế tức Triệu Đà.
Năm 297 TCN, Triệu Đà đánh thắng An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, Triệu Đà đã thống nhất các dân tộc Bách Việt vùng Lĩnh Nam, từ lâu đời có chung tiếng nói, phong tục: trồng lúa nước con trâu, cái cày, nón lá, ăn trầu, xâm mình, làng mạc có lũy tre làng, có đình làng, có phong tục riêng phương Nam... Triệu Đà xưng Đế hiệu, liên minh với các Lạc Hầu, Lạc Tướng (...) -
Nguyễn Du qua mộ Âu Dương Tu
9, Tháng Mười 2016, bởi Cong_Chi_NguyenNguyễn Du qua mộ Âu Dương Tu trong khi đi sứ năm 1813, thời gian từ 9-8 đến 22-8 năm Quý Dậu, khi đi ngang qua tỉnh Hà Nam, cựu kinh đô Khai Phong tức Đông Kinh nhà Tống. Âu Dương Tu là một trong 10 văn hào lớn nhất Trung Quốc : Khuất Nguyên, Tư Mã Thiên, Đào Uyên Minh, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Âu Dương Tu, Tô Thức, Tào Tuyết Cần, và một trong 8 nhà văn lớn thời Đường-Tống (Đường Tống Bát Đại Gia) : Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Vương An Thạch, Tăng Củng.
Trước mộ văn hào Âu (...) -
Sứ điệp văn hóa nơi cuộc sống tha hương
28, Tháng Chín 2016, bởi Cong_Chi_NguyenRằng: hay thì thiệt là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào ! (ĐTTT, 489-490). Vui là vui gượng kẻo là, Ai tri âm đó mặn mà với ai ! (ĐTTT, 1247-1248)
Nỗi xót xa đó của Kiều trong cuộc sống tha hương, hẳn nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta đã từng cảm nhận. Nhưng, nếu đại thi phẩm của Nguyễn Du không phải chỉ là câu truyện tình cảm, mà còn là một sứ điệp văn hóa, thì hoàn cảnh xa quê của chúng ta hôm nay không chỉ là khổ đau, nhưng còn là cơ duyên để tiếp cận được một sứ điệp về ý nghĩa và thân phận con (...) -
Nguyễn Du qua Đài Tam Qui Quản Trọng
30, Tháng Tám 2016, bởi Cong_Chi_NguyenNguyễn Du đi qua Đài Tam Qui của Quản Trọng ở Sơn Đông trên đường đi sứ về trong khoảng thời gian 21 tháng 11 đến 11 tháng 12 năm Quí Dậu (1813).
Quản Trọng là một nhân vật chính trị, kinh tế, giáo dục kiệt xuất trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc ; người đất Dĩnh Thượng nước Tề (vùng Sơn Đông) tên là Di Ngô, tự là Trọng.
Ông là tác giả sách Quản Tử, quyển sách sớm nhất của Trung Quốc luận bàn về luật pháp và kinh tế Trung Quốc thời Cổ Đại bao gồm cả chính trị, thương mại, triết học. Về mặt kinh tế ông đề cập đến : Tài chính, ngân (...)