Âm đọc chữ Hán là một trong những vấn đề rắc rối nhất của Hán ngữ, nhiều chữ Hán trong hàng nghìn năm tồn tại không có âm đọc xác định. Nguyên nhân do chữ Hán thuộc loại chữ biểu ý, không có tính năng biểu âm, chữ viết tách rời tiếng nói, thời xưa không có ký hiệu ghi chính xác âm đọc chữ Hán cho nên không thể biết âm đọc chữ. Ngoài ra, người Trung Quốc vùng nào nói phương ngữ vùng ấy. Hậu quả là tuy cả nước có một hệ thống chữ viết thống nhất nhưng lại không có một tiếng nói thống nhất. Vấn đề âm đọc chữ Hán không được coi trọng.
Cuối (...)
Trang nhà > Khoa học > Ngôn ngữ
Ngôn ngữ
-
VẤN ĐỀ ĐA ÂM TRONG CHỮ HÁN
4 Tháng Mười, bởi Hoanh_Hai_Nguyen -
TIẾNG VIỆT: NIỀM TỰ HÀO CỦA CHÚNG TA
1 Tháng Giêng, bởi Hoanh_Hai_Nguyen“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói / Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ. / Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ…” (Thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ).
“Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời …Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, ơi…” (Bài hát “Tình ca” của Phạm Duy).
Chẳng rõ ngoài tiếng Việt ra, trên thế gian này còn có thứ tiếng dân tộc nào được cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ ca ngợi bằng những lời lẽ (...) -
Thử tìm hiểu về cống hiến của Công Giáo trong lĩnh vực ngôn ngữ Việt
26, Tháng Mười Một 2023, bởi Hoanh_Hai_NguyenTôn giáo là hiện tượng văn hoá phổ biến của xã hội loài người và có mặt từ rất sớm, tồn tại rất lâu dài trong tất cả các dân tộc. Người Việt Nam có nhiều tôn giáo nhỏ, không có tôn giáo riêng của toàn dân, về sau đã tiếp thu hai tôn giáo lớn của nước ngoài là Phật giáo và Công giáo.
Công giáo, tức Thiên Chúa giáo (Catholicism), là nhánh lớn nhất của Kitô giáo (Christianity, còn gọi Cơ Đốc giáo hoặc đạo Gia Tô). Kitô giáo kết hợp với nền văn hoá Hy Lạp-La Mã làm nên nền văn minh phương Tây và là tôn giáo có nhiều tín đồ nhất thế giới (...) -
Vì sao tiếng Việt không cùng nguồn gốc với tiếng Hán?
27, Tháng Mười 2023, bởi Hoanh_Hai_NguyenMối quan hệ giữa tiếng Việt với tiếng Hán là một vấn đề lớn luôn được mọi người quan tâm và là đối tượng nghiên cứu của giới ngôn ngữ học Việt Nam cũng như quốc tế trong gần 150 năm nay. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố, trong đó tác phẩm xuất bản gần đây nhất là cuốn Lịch sử ngôn ngữ người Việt dầy hơn 600 trang, ghi lại kết quả ngót 50 năm nghiên cứu vấn đề trên của nhà ngôn ngữ học Việt Nam nổi tiếng — giáo sư, tiến sĩ Trần Trí Dõi. Tác giả đưa ra một số quan điểm đáng chú ý về nguồn gốc tiếng Việt và nguồn gốc dân (...)
-
Tiếng Việt có bắt nguồn từ chữ Hán hay không?
31, Tháng Bảy 2023, bởi Hoanh_Hai_NguyenTrong cuốn “Lịch sử ngôn ngữ người Việt” của GS Trần Trí Dõi, tại chương Hai “Những thảo luận về vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ người Việt”, tác giả có nêu vấn đề cha cố J.S. Theurel năm 1877 từng đưa ra nhận xét “tiếng Việt phần lớn bắt nguồn từ chữ Hán”. Quan điểm này của Theurel dựa trên chứng cớ trong tiếng Việt có rất nhiều từ vựng thuộc gốc Hán và nhất là có một số hiện tượng ngữ pháp rất giống tiếng Hán.
Nhận định của Theurel dễ dàng được một số người ủng hộ, hình thành khuynh hướng cho rằng ngôn ngữ Việt Nam có nguồn gốc từ tiếng Hán, (...) -
PHẬT GIÁO GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
4, Tháng Sáu 2023, bởi Hoanh_Hai_NguyenMọi người đều biết, văn hóa và ngôn ngữ là hai yếu tố gắn chặt với nhau không thể chia cắt. Tôn giáo là hiện tượng văn hóa phổ biến của loài người, vì thế tôn giáo gắn liền với ngôn ngữ. Để có thể tồn tại và phát triển, các tôn giáo lớn đều hết sức cố gắng dùng ngôn ngữ để truyền bá, giải thích và thực hành giáo lý, do đó tôn giáo có tác dụng to lớn đẩy mạnh phát triển ngôn ngữ. Lịch sử ngôn ngữ các nước đều cho thấy như vậy.
Các tôn giáo lớn đều có ngôn ngữ riêng của mình, tức ngôn ngữ tôn giáo (Religious language). Ngôn ngữ tôn giáo là (...) -
Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM)
20, Tháng Hai 2023, bởi Lê Văn Lợi“Mô hình ngôn ngữ lớn”: tạm dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Large Language Model”, viết tắt là LLM.
Đề dẫn ➤ Quay ngược thời gian, vào những năm 1990, sau khi Yann LeCun phát minh ra Convolutional Neural Network (CNN), rồi ứng dụng mô hình này vào việc đọc chữ số viết tay trên các tấm séc, Machine Learning có thể nói sau đó (giai đoạn những năm 2000) đi vào giai đoạn trầm lắng.
Machine Learning chỉ thực sự “bừng tỉnh” sau sự kiện mô hình AlexNet đoạt giải ImageNet Challenge năm 2012. Sau sự kiện đó, người ta có cảm nhận rằng, à, (...) -
KI TÔ GIÁO COI TRỌNG NGÔN NGỮ
7, Tháng Hai 2023, bởi Hoanh_Hai_NguyenNgôn ngữ và tư duy làm cho loài người khác hẳn mọi loài động vật. Hai chức năng này đồng thời xuất hiện ở con người và gắn chặt với nhau như hình với bóng. Ngôn ngữ ban đầu là tiếng nói, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành loài người và kết nối họ thành cộng đồng xã hội. Quan điểm này được thể hiện trong các kinh điển Ki Tô giáo viết từ dăm nghìn năm trước. Có thể nói, Ki Tô giáo là tôn giáo quan tâm sớm nhất, nhiều nhất đến ngôn ngữ và có nhiều cống hiến quan trọng trong lĩnh vực này, góp phần phát triển nền văn minh loài (...)
-
TRANH CÃI: AI LÀM RA CHỮ HÁN?
13, Tháng Giêng 2023, bởi Hoanh_Hai_NguyenChữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người. Dân tộc nào làm ra được chữ viết thì dân tộc đó sẽ thoát ra khỏi thời kỳ tiền sử mông muội, tiến sang kỷ nguyên văn minh có sử sách ghi lại sự phát triển của dân tộc mình. Cho tới nay một số dân tộc vẫn chưa làm được chữ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ viết ra đời sớm. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Châu Hữu Quang, chữ Hán chính thức thành hình và ra đời cách đây khoảng hơn 3300 năm, chỉ sau một vài loại chữ viết của vùng Trung Đông. Trong hàng nghìn loại chữ viết hiện có trên thế giới, chữ (...)
-
Phạm Quỳnh — nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta
1, Tháng Bảy 2021, bởi Hoanh_Hai_NguyenKhoa học ngôn ngữ đến nước ta khá muộn. Trong các tác phẩm của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chúng tôi chưa thấy ông dùng từ ngôn ngữ, chỉ thấy các từ quốc văn, quốc ngữ, quốc âm,… Nhưng ông viết rất nhiều về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Việt, Hán, Pháp, tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngôn ngữ, đích thực là nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta. Điều đó có thể liên quan tới năng khiếu ngôn ngữ bẩm sinh của ông: giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, cũng như giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn (...)