Chính cụm từ “thờ cúng tổ tiên” là một thuật ngữ dễ gây hiểu lầm được tạo ra từ nhiều thế kỷ trước bởi những nhà truyền đạo Ki tô giáo cứng nhắc chỉ biết thờ chúa Giê-su. Mặc dù không được đào tạo về nhân chủng học, nhưng tôi có thể nói rằng “tôn trọng tổ tiên và truyền thống gia đình” là một mô tả mơ hồ dài dòng nhưng chính xác hơn là “thờ cúng tổ tiên”. Mỗi khi có lễ ăn hỏi, đám cưới, sinh nhật hay tang lễ, giỗ chạp... gia chủ thường mời đông đủ họ hàng gần xa đến dự.
Truyền thống tôn trọng tổ tiên có từ lâu đời trong các nước sử dụng chữ (...)
Di sản
-
Vì sao người Hán không thờ cúng tổ tiên nữa?
6 Tháng Bảy, bởi Cong_Chi_Nguyen -
Bốn hiện vật vừa được công nhận Bảo vật Quốc gia
4 Tháng Hai, bởi Cong_Chi_NguyenTrung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội có bốn hiện vật vừa được công nhận Bảo vật Quốc gia tại Quyết định số 73/QĐ-TTg trong đợt 12, năm 2023, gồm: Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý, niên đại thế kỷ XI; Đao cẩn tam khí, niên đại thời Trần, thế kỷ XIV; Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ, niên đại thế kỷ XV; Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ, niên đại tháng 4, năm Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông (1466).
Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý, niên đại thế kỷ XI
Lá đề trang trí chim phượng (...) -
Bà Rịa là ai?
8, Tháng Chín 2023, bởi CTVTheo sử sách, bà Rịa là người có công lớn trong quá trình khai phá vùng đất Long Điền – Xuyên Mộc, nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần.
Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức ghi chép về bà Rịa như sau: Bà Rịa là người Phú Yên, sinh năm 1665, mất năm 1759. Năm 15 tuổi, thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), bà có mặt trong đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên (Phú Yên) vào Nam lập nghiệp.
Nơi bà đến là vùng đất bao la rộng lớn, có địa hình lồi lõm phức tạp. Đây nổi tiếng là vùng nước độc, đầy chướng khí, (...) -
Phát hiện chiếc trống đồng dâng cúng dưới chân núi Tản
4, Tháng Tư 2023, bởi Viet NguyenHôm 1/4, khi nghe tin một nhà sưu tầm cổ vật thông báo phát hiện dòng minh văn chữ Hán viết theo lối "khải" khá muộn trên mặt một trống đồng phong cách Đông Sơn, chúng tôi nghĩ ngay đây là "quà của Cá tháng Tư". Tuy nhiên, khi anh bạn lễ mễ chở ô tô đến và khiêng vào phòng khách của bảo tàng thuộc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, chúng tôi mới bật ngửa…
Giữa thanh thiên bạch nhật, một chiếc trống đồng khá lớn, đường kính mặt đo được 68cm, cao 55cm, với dòng minh văn khắc chìm nguyên thủy, rất sắc nét, gồm 26 chữ Hán-Nôm hiển hiện trên (...) -
Quy định và tiêu chí phân loại di tích lịch sử văn hóa
23, Tháng Ba 2023, bởi Cong_Chi_NguyenPhân loại và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước.
Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của (...) -
NGƯỜI HÀN QUỐC LÀM RA CHỮ HÁN?
7, Tháng Sáu 2020, bởi Hoanh_Hai_NguyenNgày 3/2/2008, trang mạng Trung Quốc “tv.sohu.com” đăng bài “Giáo sư Hàn Quốc tuyên bố chữ Hán là do người Hàn Quốc phát minh”.
そのほかにもツッコミどころは多いのだが、個人的には「先祖の栄光を振りかざさないと自分に自信が持てない」ような精神状態というのは、(日本人だろうと韓国人だろうと中国人だろうと)不幸なのではないかと思う。
Bài báo cho biết: Chẳng những tranh giành quyền sáng chế chữ Hán mà mấy hôm nay người HQ triển khai một loạt hành động tranh giành thành tựu văn hóa của TQ, như họ báo cáo Liên Hợp Quốc rằng “Kỹ thuật in chữ rời” là do HQ phát minh, Tết Đoan Ngọ là di sản văn hóa của HQ; Khổng Tử, người đẹp Tây Thi, thầy thuốc Lý (...) -
Sức sống Đông Sơn qua một số loại hình di tích khảo cổ học
6, Tháng Mười Hai 2016, bởi Cong_Chi_NguyenMười thế kỷ sau Công nguyên được các nhà nghiên cứu thường gọi là thời Bắc thuộc hoặc chống Bắc thuộc. Thực ra, thời Bắc thuộc còn ngược về trước gần hai thế kỷ. Vào năm 179 trước Công nguyên, sau khi chinh phục được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào phạm vi nước Nam Việt. Đất Âu Lạc cũ bị chia thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Từ đó nước ta bị thế lực phương Bắc thống trị qua các triều đại Tây Hán, Đông Hán, Lục Triều, Tùy - Đường kéo dài cho đến chiến thắng Bạch Đằng lịch sử do Ngô Quyền lãnh đạo vào năm 938.
Nhân (...) -
MỘT PHÁC THẢO LỊCH SỬ VỀ CẢNH QUAN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
5, Tháng Chín 2016, bởi Hoanh_Hai_NguyenTÁC GIẢ Bà Li Tana (s. 1953), năm 30 tuổi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh chuyên ngành lịch sử Việt Nam. Năm 1992 bảo vệ luận án tiến sĩ “Nguyễn Cochinchina – Southern Vietnam in the seventeenth and eighteenth centuries” tại Đại học Quốc gia Australia. Năm 1998, luận án này được Đại học Cornell ấn hành; năm 1999 bản dịch tiếng Việt luận án dưới tiêu đề “Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII” được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Li Tana quan tâm vấn đề lịch sử biển và môi trường của Việt Nam và Nam Trung Hoa (...)
-
GIẢI OAN HAY HÀM OAN?
17, Tháng Ba 2016, bởi Cong_Chi_NguyenSách “Cõi thiêng yên Tử’ do ông Thi Sảnh (tức Thanh Sỹ giám độc Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch kiêm chủ tịch Hội khoa học lịch sử tỉnh Quảng Ninh xuất bản trước năm 2000, hiện vẫn có giá trị lưu hành) và giáo sư Hà Văn Tấn là tác giả. Sách dầy 40 trang cỡ 12-21cm. Phần ông Thi Sảnh viết hai bài từ trang 20 đến trang 38.
Bài “Từ Giải oan đến Bia Phật” có đoạn: “Chuyện cũ kể rằng: Khi Trần Nhân tông xuất gia đến Yên Tử tu hành, một trăm cung phi vốn trước đó hầu hạ ông ở cung vua, cũng lặn lội tìm đường đến Yên Tử, xin theo ông. Nhưng (...) -
Chiếc ấn gỗ khắc ngược của vua Trần
18, Tháng Hai 2016, bởi Cong_Chi_NguyenTrải qua gần 800 năm lưu lạc, ấn cổ khắc chữ “Sắc mệnh chi bảo” của vua Trần hiện đang lưu giữ tại Hoàng thành Thăng Long vẫn còn nguyên vẹn. Đặc biệt, đây có lẽ là chiếc ấn duy nhất của vua Trần được làm bằng gỗ nhưng lại khắc ngược. Chính điều này đã thôi thúc các nhà nghiên cứu, những người đam mê lịch sử nước nhà quan tâm, tìm hiểu chiếc ấn cổ này.
Giải mã ấn khắc ngược
Cuối năm 2014, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật tại khu G – Khu trung tâm Hoàng thành Thăng (...)