Ở lúc khởi đầu, Thượng Đế sáng tạo ra trời đất (Kinh Sáng thế) Nhưng không ai ở đó chứng kiến sự kiện (Steven Weinberg, Nobel Vật lý, 1979) MỞ ĐẦU Lịch sử khoa học công nhận rằng Galileo Galilei đã khai sáng ra khoa học hiện đại 400 năm trước. Những công trình của Galileo Galilei và sau đó là Isaac Newton và các khoa học gia đương thời ở thế kỷ 17 đã thiết lập nên nền tảng cho phương pháp khoa học để khảo sát có hệ thống về vật chất, lực và chuyển động. Đó là cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai (...)
Vật lý
-
Đọc "God & the New Physics" của Paul Davies
5 Tháng Bảy, bởi Cong_Chi_Nguyen -
Nước được biến thành kim loại óng ánh vàng
17, Tháng Tám 2021, bởi Cong_Chi_Nguyen"Water transformed into shiny, golden metal". Đó là tiêu đề một tin tức đăng ngày 28/7/2021 trên trang web của Nature - tạp chí khoa học lừng danh thế giới. Tác giả Pavel Jungwirth, nhà nghiên cứu hóa lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Séc tại Praha, cho biết các electron từ một giọt natri và kali có thể biến nước thành vật liệu kim loại dẫn điện.
Trong một thí nghiệm quả là khó có thể tin được, Pavel Jungwirth và đồng nghiệp là Phil Mason đã biến nước tinh khiết thành kim loại, với khả năng cho dòng điện chạy (...) -
Giải Nobel Vật lý 2019
9, Tháng Mười 2019, bởi Cong_Chi_NguyenViện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển hôm 8/10 đã trao tặng một nửa giải Nobel Vật lý 2019 cho nhà vật lý học người Mỹ James Peebles với công trình lý thuyết về vũ trụ học và một nửa còn lại cho hai nhà thiên văn học Thụy Sĩ Michel Mayor và Didier Queloz vì phát hiện hành tinh đầu tiên quay quanh một ngôi sao dãy chính giống Mặt Trời.
Năm 1971, James Peebles đứng trên bàn thí nghiệm trong một phòng học ở Đại học Princeton. Bên cạnh vị giáo sư cao gầy là một thùng nước khổng lồ với ống xả dưới đáy. Ông tháo nút chặn ra rồi hỏi (...) -
Tạo giáp chắn nhiệt dày 10 nguyên tử để bảo vệ thiết bị điện tử
17, Tháng Tám 2019, bởi Cong_Chi_NguyenCác nhà khoa học tại trường đại học Stanford đã làm ra một loại vật liệu dày cỡ 10 nguyên tử khi xếp chồng như những lớp mỏng đặt trên các điểm nóng sẽ có thể cách nhiệt ngang bằng một tấm kính có độ dày gấp trăm lần.
Hình trên cho thấy bốn lớp vật liệu làm thành một "giáp chắn nhiệt" chỉ dày từ 2 đến 3 nano mét, tương đương 20 phần triệu của 1 tờ giấy. Nguồn: NIST (Viện nghiên cứu Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ)
Lượng nhiệt dư thừa khi chạy máy tính xách tay, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác có (...) -
Giải Nobel Vật lý 2018
3, Tháng Mười 2018, bởi Cong_Chi_NguyenTheo tin tức do Ủy ban Nobel công bố hôm thứ Ba 2-10 ba nhà khoa học Arthur Ashkin, Gerard Mourou và Donna Strickland đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018 bằng những phát minh mang tính đột phá trong lĩnh vực laser được ứng dụng trong phẫu thuật và các nghiên cứu khoa học.
Nhà khoa học Mỹ Ashkin của Bell Laboratories tại Mỹ được trao một nửa giải thưởng; nhà khoa học Mourou, người Pháp có quốc tịch Mỹ, và nhà khoa học Canada Strickland được trao một nửa giải thưởng còn lại.
Bà Strickland, thuộc Đại học Waterloo, Canada, trở (...) -
Có phải chúng ta sống trong thế giới ảo?
29, Tháng Bảy 2018, bởi Cong_Chi_NguyenHãy xem video clip lồng tiếng Việt sau đây để biết liệu có phải chúng ta đang sống trong thế giới ảo hay không nhé.
-
Cuộc đời sóng gió của Stephen Hawking
14, Tháng Ba 2018, bởi Cong_Chi_NguyenNhà thiên văn hàng đầu Stephen Hawking vừa qua đời tại nhà riêng ở tuổi 76, bỏ lại thân xác ở Trái đất. Sau đây xin nhắc lại những nét độc đáo và cả cuốn phim về cuộc đời của ông để chúng ta có thể thấu hiểu khoa học gia vĩ đại và nhà văn hóa xuyên thời gian.
Stephen sinh ngày 8-1-1942, tức chính xác 300 năm sau khi qua đời Galileo Galilei, nhà thiên văn, vật lý, toán học và triết học lỗi lạc người Ý (8-1-1642). Trùng lặp nữa là ông mất hôm nay 14-3-2018, đúng ngày của số Pi (3.14), sinh nhật của thiên tài Albert Einstein (14-3-1879) và (...) -
Nobel Vật lý 2017 cho công trình dò tìm sóng hấp dẫn
3, Tháng Mười 2017, bởi Cong_Chi_Nguyen"Những phát hiện của họ đã gây chấn động toàn thế giới" là nhận xét mà Tổng Thư ký Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển Goran K Hansson dành cho 3 nhà khoa học Mỹ gồm Rainer Weiss, Bary C.Barish và Kip S.Thorne cho công trình nghiên cứu Đài quan trắc sóng hấp dẫn kế laser (LIGO) đoạt giải Nobel 2017.
LIGO là Trạm quan trắc sóng hấp dẫn bằng tia laser giao thoa. Hệ thống này trị giá 620 triệu USD đã giúp các nhà thiên văn học quan sát hiện tượng hai hố đen va chạm vào nhau.
Hai lỗ đen này có khối lượng lớn gấp 30 lần Mặt Trời, (...) -
Nobel Vật lý 2016 về tay ba nhà khoa học Anh
4, Tháng Mười 2016, bởi Cong_Chi_NguyenViện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm vừa mới công bố giải Nobel Vật lý 2016 thuộc về 3 nhà khoa học người Anh: David Thouless, Duncan Haldane và Michael Kosterlitz vì những phát hiện lý thuyết tôpô học về sự chuyển pha và các pha tôpô của vật chất.
"Những người thắng giải Vật lý năm nay đã mở con đường đến với một thế giới chúng ta chưa biết rõ, trong đó vật chất thể hiện ở những trạng thái lạ. Họ đã sử dụng các phương pháp toán học tiên tiến để nghiên cứu các giai đoạn hoặc hình thái bất thường của vật chất, (...) -
Buộc được ánh sáng phải dừng lại
4, Tháng Mười 2016, bởi Cong_Chi_NguyenTạp chí khoa học Nature Physics số vừa phát hành đã công bố một thành tựu đáng kinh ngạc của các nhà khoa học Úc khi “đóng băng” được chùm ánh sáng
Trước đó các nhà vật lý Nga và Nhật Bản đã cùng phối hợp làm chậm được ánh sáng nhưng nay các đồng nghiệp Úc của họ lại tiến xa hơn.
Các nhà khoa học Úc đã tạo ra được một cái “bẫy” ánh sáng bằng cách chiếu một chùm tia laser hồng ngoại vào đám mây nguyên tử ở nhiệt độ cực thấp.
Nhà nghiên cứu chính Jess Everett giải thích: "Hiển nhiên là chúng tôi đã thành công trong việc lùa ánh sáng vào (...)