Lm. Giuse Trần Quang Vinh cho biết nhà thờ Tam Đảo được xây vào đầu thế kỷ 20 để phục vụ cho công chức Pháp. Hồi ấy dân nước Pháp có trên 90% theo công giáo Vatican. Cuối năm 1946 theo lệnh “Tiêu thổ kháng chiến” hơn 150 biệt thự của người Pháp trên núi Tam Đảo bị phá hủy nhưng nhà thờ vẫn còn nguyên vẹn. Mãi sau này tháp chuông mới bị phá hơn nửa và hạ thấp chiều cao dưới mái nhà.
Năm 1954 Pháp thua trận Điện Biên Phủ phải rút về nước, trả lại độc lập cho Việt Nam. Tại Tam Đảo, nhiều người công giáo theo linh mục lên tàu di cư vào (...)
Trang nhà > Nghệ thuật > Kiến trúc
Kiến trúc
-
Nhà thờ Tam Đảo
28, Tháng Sáu 2023, bởi Cong_Chi_Nguyen -
Văn miếu Xích Đằng
1, Tháng Mười Một 2022, bởi Cong_Chi_NguyenVăn miếu Xích Đằng được khởi dựng vào vào thế kỷ XVII dưới thời Lê trung hưng và mở rộng vào năm 1839 dưới thời Nguyễn. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1992). Vị trí: M26X+VMX, Lê Quý Đôn, phường Lam Sơn, Hưng Yên, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 57km (hướng 5h).
Lược sử Tương truyền Văn miếu Xích Đằng được khởi dựng vào thế kỷ XVII dưới thời Lê trung hưng. Đây là văn miếu của trấn Sơn Nam Thượng, được xây trên nền cũ của chùa Nguyệt Đường, làng Xích Đằng, xưa thuộc xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, để vừa làm nơi thờ tự các bậc hiền (...) -
Biểu tượng hổ phù trên cung đình Huế
14, Tháng Hai 2022, bởi Cong_Chi_NguyenTheo truyền thuyết Ấn Độ, Rahu (La Hầu) là một con quỷ sinh sống cùng thần mặt trời Suriya và thần mặt trăng Chandra. Một hôm Chandra lơ là, quỷ bèn lấy trộm bình sữa trường sinh nhưng đang uống giữa chừng thì bị thần Vishnu lấy gươm chém đứt ngang thân. Nửa trên của nó đã ngấm sữa trường sinh nên trở thành vĩnh cửu, nửa dưới chưa ngấm nên tan rữa. Thỉnh thoảng Rahu lại nuốt mặt trời và mặt trăng một lúc để trả thù nên sinh ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
Mái điện ở Lăng vua Đồng Khánh
Mặt Rahu được trang trí trên cổng vào (...) -
Danh sách các di tích ngoại tỉnh
13, Tháng Chín 2020, bởi Cong_Chi_NguyenChùa An Ninh (Hải Dương): Vĩnh Khánh Tự Chùa Bạch Hào (Hải Dương): Bạch Hào Cổ Thiền Tự 白 豪 古 禪 寺 Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh): Ninh Phúc Tự 寧 福 寺 Chùa Cầu (Hội An) Chùa Chuông (Hưng Yên): Kim Chung Tự 金 鍾 寺 Chùa Cổ Lễ (Nam Định) Chùa Dạm (Bắc Ninh): Đại Lãm Thần Quang Tự Chùa Dâu (Bắc Ninh): Pháp Vân Tự 法 雲 寺 Chùa Đồng Đắc (Ninh Bình): Kim Liên Tự 金 蓮 寺 Chùa Đồng Neo (Hải Dương): Linh Ứng Tự 靈 應 寺 Chùa Đồng Ngọ (Hải Dương): Động Ngọ Tự Chùa Đống Cao (Hải Dương) Chùa Giám (Hải Dương): Nghiêm Quang Tự Chùa Hàm Long (Bắc Ninh): Long Hạm Tự (...)
-
Chùa Phúc Nhạc (Yên Khánh)
31, Tháng Bảy 2020, bởi Cong_Chi_Nguyen©NCCông 2017-2018, Phuc Nhac pagoda
Chỉ dẫn Chùa Phúc Nhạc có từ thời Lê trung hưng. Tên chữ: Già Lê Tự. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1999). Vị trí: 536G+V6, thôn Phúc Nhạc, xã Khánh Nhạc, H. Yên Khánh, Ninh Bình, Việt Nam. Tọa độ: 20°09′44″N 106°04′32″E. Cách trung tâm Hà Nội: 107km (hướng 5h).
Bản đồ trực tuyến
Du khách theo QL10 đến ngã tư Khánh Nhạc - Yên khánh thì rẽ về phía tây-nam rồi đi thêm 400m sẽ tới nơi.
Lược sử Từ thời Trần (1225-1400) về trước, huyện Yên Khánh vốn gọi là Yên Ninh. Năm 1593 (...) -
Chùa Nhất Trụ (Hoa Lư)
26, Tháng Bảy 2020, bởi Cong_Chi_Nguyen©NCCông 2017-2018, Hoa Lu one-pillar (Nhat Tru) pagoda
Chỉ dẫn Chùa Nhất Trụ có từ thế kỷ X, về sau từng là một sơn môn dòng Tào Động. Tên chữ: Nhất Trụ Tự 壹 住 寺, còn gọi “Kim Liên Tự”. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1998). Vị trí: 7WQ5+44 thôn Yên Thành, xã Trường Yên, H. Hoa Lư, Ninh Bình, Việt Nam. Tọa độ: 20°17’17"N 105°54’28"E. Cách trung tâm Hà Nội: 91km (hướng 6h).
Bản đồ trực tuyến
Lược sử Chùa Nhất Trụ tọa lạc tại thôn Yên Thành, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, rất gần đền thờ (...) -
Chùa Keo (Thái Bình)
21, Tháng Năm 2020, bởi Cong_Chi_NguyenChùa Keo có từ thế kỷ XVII. Tên chữ: Thần Quang Tự. Thờ: thiền sư Dương Không Lộ 楊 空 路 (1016-1094). Xếp hạng: Di tích quốc gia đặc biệt (2012). Lễ hội: 4 tháng giêng, Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia (2017). Địa chỉ: 976W+9V Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình. Cách BĐX Bờ Hồ: 108km (hướng 5h)
Lược sử
Chùa Keo nằm ngay sau con đê Tả Hồng và chiếm một khu đất rộng ở rìa làng Keo, nay là xã Duy Nhất, thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất ở Việt Nam nhưng vẫn tồn tại hầu (...) -
Vương cung thánh đường Sở Kiện
17, Tháng Mười Hai 2019, bởi Cong_Chi_NguyenNhà thờ Sở Kiện xây năm 1877. Thuộc: Tổng Giáo phận Hà Nội. Xếp hạng: tiểu vương cung thánh đường (2010). Vị trí: FVXW+WH, xã Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Cách BĐX Bờ Hồ: 66km (hướng 6h). Trạm bus lân cận: Bến xe Phủ Lý
Từ ga Hà Nội du khách theo quốc lộ QL1A và đường cao tốc ĐCT01 đi gần 60km về hướng nam. Đến Trạm thu phí Liêm Tuyền thuộc TP Phủ Lý thì rẽ phải vào tỉnh lộ ĐT494 rồi đi tiếp 9km nữa sẽ nhìn thấy đỉnh tháp Nhà thờ Sở Kiện ở bên phải.
Lược sử
"Sở Kiện" được ghép từ tên Kẻ (...) -
Đình Trà Cổ (Quảng Ninh)
24, Tháng Sáu 2019, bởi Cong_Chi_NguyenĐình Trà Cổ xây năm 1461. Thờ: 5 thành hoàng Không Lộ, Giác Hải, Nhân Minh, Huyền Quốc, Quảng Trạch và 6 vị sáng lập làng. Xếp hạng: di tích quốc gia (1974). Vị trí: F2G8+Q7 Nam Thọ, Trà Cổ, TP Móng Cái, Quảng Ninh. Cách BĐX Bờ Hồ: 318km (hướng 2h)
Lược sử Truyền rằng dưới thời Lê Sơ có 12 gia đình ngư dân Đồ Sơn bị bão biển đánh dạt vào một bán đảo không người và đầy sú vẹt. Không chịu nổi khó khăn gian khổ 6 gia đình phải tìm cách trở về quê cũ. Chỉ còn 6 gia đình quyết tâm trụ lại cùng nhau (...) -
Đình Thổ Tang
15, Tháng Sáu 2019, bởi Cong_Chi_NguyenĐình Thổ Tang có từ thế kỷ XVII. Thờ: thành hoàng Lân Hổ, thân mẫu ngài và Thần Nuôi Ná. Xếp hạng: di tích quốc gia đặc biệt (2018). Vị trí: 7F3Q+VV, TT Thổ Tang, TP Việt Trì, Vĩnh Phúc. Cách BĐX Bờ Hồ: 60km (hướng 10h). Trạm bus lân cận: Lối rẽ cầu Vĩnh Thịnh (xe 70, 70B, 76, 92)
Lược sử Đình Thổ Tang thuộc TT Thổ Tang [1], huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đình được xây dựng từ thế kỷ XVII và đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Đình còn có tên gọi khác là đình Địa Tang/Giang/Quang (tên Nôm của thôn) hay đình Chính (để phân (...)