NGHĨA TRANG Montparnasse gần phố Edgar-Quinet nơi Jean Paul Sartre sống những năm cuối đời hôm 18/4/1980 trở nên quá chật để đón đám đông những người hâm mộ ông, và cả những người hiếu kì tới dự đám tang triết gia. Hàng chục ngàn người, phần lớn chỉ nhìn thấy thấp thoáng quan tài ông, có chung cảm xúc đang có mặt tại lễ mai táng một con người vĩ đại của thế kỉ. Serge July viết trên tờ Libération, nhật báo cực Tả do chính Sartre đỡ đầu: “Sartre phủ một tầm rộng lớn, ông đã chiếm giữ một vị trí trong thế kỉ này như Voltaire và Hugo ở thế (...)
Trang nhà > Quan niệm > Triết học
Triết học
-
SỰ CÁO CHUNG CỦA TRÍ THỨC?
11, Tháng Ba 2020, bởi CTV -
BIỆN HỘ CHO TRÍ THỨC (1)
9, Tháng Ba 2020, bởi CTVBài nói thứ nhất: TRÍ THỨC LÀ GÌ?
LỜI NGƯỜI DỊCH: Năm 1966 Jean-Paul Sartre sang Nhật Bản với Simon de Beauvoir đi cùng. Ông có 3 bài nói chuyện tại Tokyo và Kyoto. 3 bài nói được Gallimard in lại trong Jean-Paul Sartre, Situations philosophiques, năm 1972, với đầu đề chung Plaidoyer pour les intellectuels (Biện hộ cho trí thức).
Sartre không giải thích “trí thức là gì” theo lối đi vào “định nghĩa” hay bản chất. Theo Sartre, “tồn tại đến trước bản chất”, con người bao giờ cũng tồn tại ở trong “hoàn cảnh” hay “tình huống” (...) -
Nietzsche, nhớ và quên
8, Tháng Ba 2020, bởi Cong_Chi_NguyenNietzsche (1844–1900) sinh trong một gia đình trung lưu ở nước Phổ, cha là mục sư phái Luther. Nietzsche học ngữ văn rồi viết báo, đi lính và trở thành một nhà triết học. Ông nổi bật với phong cách viết thường mang tính ẩn dụ và nhiều nghịch lý, đã ảnh hưởng đến các thuyết hiện sinh, hậu hiện đại, tâm phân học và nhiều tư tưởng theo sau đó.
Nhớ và quên
Nietzsche chống lại truyền thống triết học cổ điển mà có thể được mô tả như lý tưởng hoá hay là cường điệu con người. Chống lại lý thuyết về hồi tưởng của (...) -
Jean Cavaillès, Maurice Merleau Ponty, Trần Đức Thảo, ba nhà triết học “ra trường” trong những năm 1940
5, Tháng Mười Một 2019, bởi CTV*Bài của bà Claude Imbert, GS Trưởng Khoa Triết ĐH Sư phạm Paris, thuyết trình ngày 20-3-2015 tại Viện Triết học, Hà Nội.
Trước hết tôi xin cảm ơn Viện Triết học thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã cho tôi vinh dự được có dịp trao đổi tại đây. Tôi vô cùng cảm kích bởi đây là dịp để chúng ta nhìn lại, từ quan điểm triết học, những câu hỏi vốn đã từng thách thức Jean Cavaillès, Maurice Merleau-Ponty và Trần Đức Thảo vào những năm diễn ra Thế chiến II. Đây cũng là dịp hiếm hoi để chúng ta trao đổi về nội dung của những câu hỏi (...) -
TỪ HẬU-HIỆN ĐẠI ĐẾN HẬU HẬU-HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO
23, Tháng Tư 2014, bởi Cong_Chi_NguyenNhận định về tôn giáo trong xã hội Tây phương hiện đại, Herbert Schnädelbach, một trong những triết gia Đức danh tiếng đã viết: … “[Thời] Hiện đại đánh dấu bằng sự “đánh mất trung tâm”. Nó không còn có một trung tâm văn hóa vốn trước đây do tôn giáo nắm giữ nữa. Giống như nền văn hóa hiện đại có rất nhiều lĩnh vực cùng tồn tại bên cạnh nhau và tôn giáo thấy mình bị hạ thấp thành một thế lực trong nhiều thế lực khác, đời sống của cá nhân cũng được quy định bởi những yêu sách của rất nhiều định chế văn hóa khác nhau. Chúng vừa mở ra những (...)
-
TRANG TỬ – “ÔNG TỔ NGÔNG” TRONG VĂN HỌC
14, Tháng Bảy 2013, bởi Cong_Chi_NguyenTrang Tử là nhà triết học độc đáo nhất trong bách gia thời Chiến quốc. Trước tác của ông do không nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề đạo đức và chính trị cho nên giàu chất triết học nhất. Cũng do ông phát huy sức mạnh tưởng tượng tài hoa để lý giải các vấn đề trừu tượng, phổ quát mà tác phẩm của ông lại giàu chất nghệ thuật nhất. Với các tính chất đó, Trang Tử đã có ảnh hưởng sâu rộng trong tiến trình văn học TQ và tác động tới tư tưởng học thuật của các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.
Các tác giả lớn không chỉ gây ảnh (...) -
"RANH GIỚI CHO NHỮNG KHẢ THỂ CỦA CON NGƯỜI"
14, Tháng Bảy 2012, bởi Cong_Chi_NguyenNguyễn Thị Từ Huy (NTTH): Hai từ “triết học” đối với em, thời sinh viên, là một nỗi kinh hoàng. Em từng thấy nó trừu tượng, khó hiểu và xa rời cuộc sống. Hình ảnh triết gia được hình dung như những người khô khan, chỉ biết có lý tính mà thôi. Rồi đột nhiên, khi vào một môi trường đại học khác, liền ngay lập tức em bị triết học cuốn hút cho dù biết rằng mình không thể hiểu hết nó, và khám phá ra rằng triết gia là những người có niềm đam mê mãnh liệt, có tâm hồn cao thượng. Còn anh, chắc chắn triết học đối với anh có một ý nghĩa đặc biệt? (...)
-
NGHỊCH LÝ CỦA VĂN HOÁ
1, Tháng Mười Hai 2011, bởi Cong_Chi_NguyenCon người đánh mất chính quê hương của mình, qua rất nhiều cách diễn tả khác nhau: ý thức như là chiếc gai nhọn đâm vào xương thịt đời sống; tinh thần trở thành đối thủ của tâm hồn (Ludwig Klages); con người là “căn bệnh” của trái đất (F. Nietzsche); bị tha hoá toàn diện (tôn giáo, chính trị, kinh tế) và rơi vào chủ nghĩa bái vật đối với hàng hoá (K. Marx). Tâm thức bi tráng nảy sinh từ chỗ nhận ra rằng bản thân tiến trình phân đôi sự sống một cách bệnh hoạn như thế là một “phép biện chứng” không thể tránh khỏi, và vấn đề là phải dũng cảm (...)
-
IMMANUEL KANT (1724-1804)
6, Tháng Năm 2011, bởi Cong_Chi_NguyenImmanuel Kant sinh ngày 22/4/1724 tại Königsberg, thủ phủ lãnh địa công tước Phổ, là con trưởng trong một gia đình 11 người con. Vào thời điểm này Königsberg đang phồn thịnh với nền thương mại, cho nên trên đường đi đến trường học, chàng thanh niên Kant đã chứng kiến cảnh buôn bán rộn ràng ấy và lần đầu tiên có dịp tiếp cận với nét quyến rũ của những văn hoá xa lạ trên bến cảng có tàu bè ngoại quốc tấp nập. Nhưng Kant sẽ không bao giờ rời thành phố ấy cả, điều này làm cho ông thường mang tiếng là một người xa cách thế giới bên ngoài. (...)
-
LƯỠI KHÔNG XƯƠNG…
25, Tháng Hai 2011, bởi Cong_Chi_Nguyen“Trăng lặn. Mặt trời mọc…”, cách nói quen thuộc và đầy hình tượng ấy thật ra… không đúng. Mặt trời chẳng từ đâu mọc lên và mặt trăng chẳng lặn đi đâu hết! Những “sai lầm” mang lại sự linh hoạt, hấp dẫn cho ngôn ngữ và văn chương nghệ thuật sẽ không còn vô hại khi đi vào thế giới khoa học.
Hiểu ngôn ngữ như là phương tiện truyền thông, Francis Bacon yêu cầu sự chính xác và gọi những sai lầm ấy là ngẫu tượng cái Chợ. Từ gợi ý của Bacon, thế kỷ 20 còn nhận ra rằng ngôn ngữ không chỉ là phương tiện truyền thông mà còn là không gian hành động (...)