Trong lĩnh vực triết học, rất ít nhà tư tưởng đưa ra những hiểu biết sâu sắc và lâu dài như Nāgārjuna, triết gia Phật giáo Ấn Độ thế kỷ thứ 2. Tác phẩm có ảnh hưởng lớn của ông, Mūlamadhyamakakārikā (Những bài kệ cơ bản của Trung đạo), trình bày một quan điểm cấp tiến về thực tế, gây được tiếng vang đáng ngạc nhiên với hiểu biết khoa học hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ học lượng tử.
Luận điểm trung tâm của Nāgārjuna có vẻ đơn giản nhưng có tính biến đổi sâu sắc: không có gì tồn tại độc lập hoặc tự thân. Mọi thứ chỉ tồn tại trong (...)
Trang nhà > Quan niệm > Phật giáo
Phật giáo
-
TÍNH KHÔNG VÀ SỰ PHỤ THUỘC LẪN NHAU
4 Tháng Bảy, bởi Ngo Manh Hung -
Phật A-di-đà
14, Tháng Giêng 2023, bởi CTVLược sử A-di-đà Phật (chữ Hán 阿 彌 陀 佛) được phiên âm từ chữ Phạn Amitābha, nghĩa là ánh sáng vô lượng, còn được biết đến với tên gọi Amitāyus (có nghĩa là thọ mạng vô lượng), cho nên Ngài được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang hoặc Tiếp Dẫn đạo sư (thầy đạo tiếp đón chúng sinh). Trong 2 truyện Phong thần diễn nghĩa và Tây du ký đều có nhân vật mang tên này nhưng được miêu tả với ngoại hình khác. Là một trong những vị Phật được thờ trong Đại thừa (Mahāyāna), Ngài cư ngụ ở tịnh thổ phía Tây và đến với chúng sinh để cứu độ. (...)
-
CON ĐƯỜNG HỌC PHẬT Ở THẾ KỶ XX
3, Tháng Mười 2013, bởi CTVLời đầu sách của Nxb TÔN GIÁO
Trong lịch sử 25 thế kỷ tồn tại, Phật giáo từng bị các thế lực thần quyền và thế quyền thống trị xuyên tạc, lợi dụng để phục vụ cho quyền lợi của họ; đồng thời, trong các tín đồ theo Phật cũng xuất hiện những nhận thức sai lệch về tôn giáo của mình. Một sai lầm phổ biến là thần bí hóa Phật giáo, coi Phật là một đấng tối cao có quyền lực vô biên và biết phép thần thông biến hóa, có thể ban phúc hoặc giáng họa cho mọi sinh linh. Mặt khác, một số yếu tố tiến bộ ban đầu của đạo Phật, như yêu cầu thực hành bình (...) -
Cư sĩ Nguyễn Hữu Kha với những đề xuất về phương thức tu tập và sinh hoạt Tăng già
23, Tháng Chín 2013, bởi CTVNguyễn Hữu Kha có các tên hiệu là Tịnh Liễu (Tịnh là thân tâm trong sạch, Liễu là hiểu biết sâu sắc), Lạc Khổ (giữ niềm vui trong cảnh khổ), Thiều Chửu (chiếc chổi làm bằng cành hoa lau), sinh năm 1902 tại làng Trung Tự, phường Đông Tác, tổng Kim Liên, Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống nho học: cụ nội là Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (nhà văn và nhà giáo nổi tiếng ở Hà Nội, bạn thân của các văn hào đương thời tiêu biểu như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Vũ Tông Phan, Phạm Sỹ Ái); thân phụ là Cử nhân Nguyễn Hữu Cầu (tham gia sáng lập (...)
-
Cầu siêu có phải là nghi lễ của Phật giáo không?
6, Tháng Mười Hai 2012, bởi CTVTrước khi trả lời câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta cần tìm hiểu xem đạo Phật quan niệm như thế nào về sự Sinh và sự Tử.
Theo quan điểm chung của Phật giáo, con người sau khi chết không phải là mất hẳn, đó chỉ là một trạng thái biến dạng của nghiệp thức. Thể xác phân tán nhưng phần tâm thức qua nghiệp lực dẫn giắt vẫn tiếp tục tìm về cảnh giới tương ứng. Và cứ như thế con người chúng ta khi chưa đạt đạo giải thoát, thì vẫn mãi luẩn hồi trong vòng tử sinh. Về sự sinh và sự tử này, Phật giáo có hai quan điểm, một là tái sinh tức thời và (...) -
Thủ thỉ "Chuyện trò" với Cao Huy Thuần
5, Tháng Mười Hai 2012, bởi CTV21 bài viết trải dài hơn 330 trang in, tạm gọi là “tản văn” được chia thành bài bản 6 phần, có mở kết rõ ràng: Chuyện mở đầu, Chuyện tình yêu, Chuyện lạy Phật, Chuyện văn hóa, Chuyện giáo dục và Chuyện cuối.
1. Những “chuyện” khác thì có thể hiểu được, bởi con người luôn có sẵn, còn Chuyện lạy Phật (chiếm phần lớn nhất) và Chuyện giáo dục (chiếm số lượng thứ nhì) là do tác giả là giáo sư tại Pháp, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie và là cây bút quen thuộc của những ai quan tâm hoặc có quan hệ (...) -
Kế hoạch cho ngày tàn của Phật giáo
23, Tháng Tư 2010, bởi CTVSau đây là bài điểm sách "Peoples of the Buddhist World" của Paul Hattaway do Allen Carr viết. Bản dịch của Nguyên Tánh đăng trên website Giao Điểm.
Luân Đôn, Anh Quốc - Một vài hãng dược phẩm ở phương Tây đã tốn nhiều triệu Mỹ kim để bào chế và mang ra thị trường một loại thuốc mới, nhưng rồi bị các cơ quan y tế khám phá loại thuốc này có nhiều phản ứng nguy hiểm và bị cấm bán.
Cần thu hồi lại số tiền đã đầu tư và vì không bán được thuốc ở phương Tây nữa nên một vài hãng thuốc đã đem các thuốc nguy hại này bán ở các nước thuộc Thế (...) -
Đọc Đối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu, nghĩ về đạo Phật ở ta
28, Tháng Ba 2010, bởi Hoanh_Hai_NguyenTrong ngót 20 năm qua bác sĩ-cư sĩ Trịnh Đình Hỷ [1] dưới bút danh Trịnh Nguyên Phước đã đăng trên các báo in và báo mạng nhiều bài viết về một số vấn đề Phật học hiện đại đang được giới lý luận tôn giáo trên thế giới quan tâm bàn thảo.
Mới đây một số tiểu luận ấy được tập họp in thành sách trong cuốn Đối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu (Nxb Văn Nghệ, 12/2009, 326 trang). Thiết nghĩ những ai quan tâm tới Phật học nên tìm đọc sách này, nhất là khi đạo Phật ở ta đang được khuyến khích phát triển tới mức trở thành một hiện tượng xã hội đáng (...) -
ĐỨC TIN TRONG ĐẠO PHẬT
1, Tháng Ba 2010, bởi CTVVề đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác: đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ?
Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
Định nghĩa các loại đức (...) -
Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa
5, Tháng Chín 2009, bởi CTVNgôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam.
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú trên địa bàn nhất định. (Phải chăng cũng vì thế mà trong ngôn ngữ của chúng ta xuất hiện những từ rất “Việt” là… chùa, để chỉ tài sản hay sức (...)