Lễ giáo phong kiến là thành phần đáng lên án nhất trong lý thuyết đạo Khổng. Vì sùng tín thứ lễ giáo này mà không it người xưa và nay trở thành « Ngu trung », tức kẻ trung thành một cách ngu xuẩn.
Thật khó hiểu là đạo Khổng đề xướng luân lý đạo đức thương người, nhưng trong thực tế người Trung Quốc theo đạo Khổng đã chẳng thương yêu nhau mà còn … ăn thịt nhau.
Trong Nhật ký người điên, Lỗ Tấn mượn lời người điên để tố cáo bản chất ăn thịt người của lễ giáo phong kiến: “Mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi người ta ăn thịt lẫn nhau”… (...)
Trang nhà > Quan niệm > Nho giáo
Nho giáo
-
BÀN TIẾP VỀ ĐẠO KHỔNG
1, Tháng Tư 2019, bởi Cong_Chi_Nguyen -
BÀN VỀ ĐẠO KHỔNG
1, Tháng Tư 2019, bởi Cong_Chi_NguyenKhông hiểu vì sao đã sang thế kỷ XXI rồi mà ở ta vẫn có lắm ông, kể từ lãnh đạo đến học giả, mở miệng là trích dẫn lời Khổng Tử. Ngày nay người TQ chẳng mấy ai làm thế. Vậy nên hiểu đạo Khổng thế nào?
Khổng Tử là bậc chính nhân quân tử, nhà giáo dục vĩ đại, nhưng phương án xã hội lý tưởng do cụ thiết kế thì có vấn đề. Xã hội ấy xây dựng trên nền tảng 仁 NHÂN, tức thương người, yêu cầu người cầm quyền đều là bậc quân tử, luôn tu thân sửa mình, sáng suốt và thương yêu dân. Vua là Con Trời (Thiên Tử), thay Trời cai quản dân, làm cho dân sống (...) -
CON NGƯỜI VIỆT NAM VỚI TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA NHO GIÁO HÓA
23, Tháng Hai 2014Khi lựa chọn phương hướng lấy con người làm mục tiêu và động lực phát triển, một nhiệm vụ đặt ra cấp thiết là tìm hiểu con người Việt Nam, con người của hiện tại và cả con người của quá khứ. Con người sáng tạo ra văn hóa và dùng vốn văn hóa tích lũy thành truyền thống tiến lên, từ quá khứ đến tương lai. Với tiến trình phát triển của con người và của lịch sử, văn hóa truyền thống có tính liên tục và có nhiều tác dụng định hướng cho sự nhận thức sự lựa chọn, sự sáng tạo trước những thay đổi. Trong quá khứ, Nho giáo có ảnh hưởng lớn ở Việt (...)
-
“Không gian văn hoá” Nho giáo Việt Nam
17, Tháng Mười 2011Thi Hương ở Nam Định năm 1897
Nho giáo ngày nay
Để đánh giá thân phận của Nho giáo trong xã hội Việt Nam từ lúc nó bắt đầu trở thành chính giáo (nghĩa là dưới triều đại Lê Thánh Tông), chúng ta theo Max Weber thử nhìn lịch sử tiến hoá của Nho giáo dưới ba khía cạnh: Sự nghiệp văn học của nho sĩ Việt Nam từ Nguyễn Trãi đến thời cận kim. Thân phận nhà nho nói chung trong xã hội Việt Nam thời cổ điển. Nho giáo trong văn hoá dân tộc miền đồng bằng sông Hồng cho đến thời thuộc địa.
Văn học Nho giáo dưới cái nhìn xã hội học
Dù đất Giao (...) -
Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học lịch sử
9, Tháng Mười 2011ĐỂ LÀM SÁNG TỎ VÀI VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT VÀ NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC LỊCH SỬ (SOCIOLOGIE HISTORIQUE), TÁC GIẢ XIN MẠN PHÉP TÓM TẮT QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỦA MAX WEBER ĐÃ HƯỚNG DẪN, SONG SONG VỚI DUY VẬT SỬ QUAN, NHỮNG LUẬN ĐỀ CHÍNH KHAI TRIỂN TRONG BÀI NÀY.
Về phương pháp lịch sử theo Max Weber trích từ Wirrschaft und Gesellschaft(1)(Tubingen, 1956) trong đó tác giả triển khai về bốn tôn giáo châu Á: Bà la môn (Ấn Độ), Lão, Nho, Phật (Trung Quốc).
Phương pháp nghiên cứu xã hội học lịch sử của Max Weber khai triển giả thuyết theo đó hạt (...) -
Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc? (2)
9, Tháng Tám 2010Sorai lập luận
Trước hết, Đạo chỉ bao gồm những nguyên tắc liên quan đến con người, chứ không phải bao gồm cả trật tự tự nhiên, liên quan đến Nhân, chứ không mắc mớ gì đến Thiên với Địa. Khi người ta nói đến "Đạo Trời" là vì liên tưởng đến "đạo của Thánh nhân", thế thôi, chứ chẳng ai biết Trời là gì. Trời là bí mật, không thể biết được. Thánh nhân sợ Trời, kính Trời, nhưng không bao giờ nói rằng mình biết Trời là gì. Trời không phải là đối tượng của hiểu biết, Trời là đối tượng của kính sợ. Các ông đại Nho giải thích "Trời là một thể với (...) -
Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc? (1)
8, Tháng Tám 2010Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì? Đó là câu hỏi mà tôi mong nhiều bạn sẽ cùng đặt ra với tôi, và bài viết này chỉ là một câu trả lời rất khiêm tốn. Công việc của tôi, thật vậy, rất khiêm tốn: tôi chỉ đọc một quyển sách và trình bày lập luận (...)
-
12 điều ít ai biết về bia Văn Miếu
15, Tháng Năm 2010Vừa được công nhận là di sản tư liệu thế giới, một pho sử khổng lồ trong lịch sử khoa cử Việt Nam, Văn bia Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) còn ẩn chứa những câu chuyện ít ai biết.
Ảnh cổ: bia Văn Miếu, giếng Thiên Quang và gác Khuê Văn
1. Thư pháp gia Tô Ngại là người đầu tiên viết trán bia kiểu chữ triện trên 7 tấm bia đầu tiên trong lịch sử dựng bia tiến sĩ ở Việt Nam. Vào ngày 15 tháng Tám năm 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ 15, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng 7 tấm bia đề danh tiến sỹ tại Văn Miếu. Đây là đợt dựng bia tiến sỹ đầu tiên. (...) -
NHO GIÁO Ở VIỆT NAM
7, Tháng Năm 2010A - THỜI BẮC THUỘC (111 TCN - 938)
a - Sử chép rằng Hán Vũ Ðế thấy nước ta chưa biết văn hoá, sai các quan Thái thú sang cai trị phải dậy bảo. Trong số ấy có ba người nổi tiếng: Tích Quang, Thái thú quận Giao-chỉ, mở trường học, dậy dân biết lễ nghĩa; Nhâm Diên, Thái thú quận Cửu-chân, xây trường học, dậy dân luân lý, phép giá thú, sinh con biết họ và nòi giống; Sĩ Nhiếp, Thái thú Giao-châu, mở học đường, giảng Kinh truyện, được suy tôn là Nam bang học tổ.
Như vậy là nước ta bắt đầu học chữ Hán và Nho giáo từ thời Bắc thuộc.
b - (...) -
TRỞ LẠI VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG CẬN ĐẠI
14, Tháng Tư 2010Tạm chưa nói đến những ý kiến của các sử gia, các bậc đại nho thời trung cận đại, khi nói đến sự du nhập của nền Hán học vào nước ta mà từ đã không thể không chạm vào vấn đề ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học trung cận đại Việt Nam vốn chưa thực sự tự giác trong nhận thức mà một phần là do quan niệm văn sử triết bất phân, do tính độc lập tương đối của văn học chưa được phát hiện tới mức cần có. Cũng tạm chưa nói đến nhiều ý kiến của nhiều chí sĩ ái quốc đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, như các nhà Đông Kinh nghĩa thục, kể cả nhiều nhà (...)