Thuật ngữ Sắc phong 敕 封 ở nước ta có nhiều thay đổi qua từng triều đại, từng thời kỳ lịch sử, nên việc nhận thức về nội hàm khái niệm của thuật ngữ này cho đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu đưa ra một cách nhất quán.
Một trong những đạo sắc phong do vua Hàm Nghi để lại
Riêng đối với triều Nguyễn, theo ghi chép của Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, loại hình phong tặng cho các Vương tôn, Vương hậu, Hoàng tử, công chúa, cung giai… thì được gọi là Sách phong 冊 封, loại hình thăng thưởng hàm tước cho quan viên thuộc quyền do Hoàng đế ban (...)
Hôm qua
-
Sắc phong
2, Tháng Bảy 2019, bởi Cong_Chi_Nguyen -
Nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội xưa
23, Tháng Hai 2017, bởi Cong_Chi_Nguyen“Nhà vệ sinh đầm”
Đến đời vua Tự Đức, Hà Nội vẫn còn nhiều ao hồ, đất trống. Khu vực “36 phố phường” có sông Tô Lịch, hồ Cổ Ngựa, hồ Hàng Đào, các hồ này thông với hồ Hoàn Kiếm vì thế dân chúng các tỉnh về, dân đi chơi phố nếu “bí” có thể “phóng” ra hồ ao hay các bãi đất trống. Vệ sinh ở trong nhà dân còn đơn sơ, cứ vài ngày một lần họ thuê phu phen mang đổ ra sông Hồng. Với các khu nhà lá quanh hồ Hoàn Kiếm thì họ đi ngay xuống hồ.
Trong cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Une campagne au Tonkin), xuất bản tại Paris năm 1896, tác giả là bác sĩ (...) -
Cưỡi ngựa vào Hà Nội
15, Tháng Chín 2015, bởi Cong_Chi_NguyenCuộc hành trình về Hà Nội của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn do có một cơn giông nổi lên vào buổi chiều, thổi đi trước một đám bụi dầy tới mức chúng tôi hầu như không thể nhìn quá mười bước chân.
Cuối cùng, vào lúc bốn giờ, chúng tôi tới trước thành Hà Nội, có chu vi dài chừng mười kilômét, giống như thành Sơn Tây, được xây theo kiểu Vauban có từ cuối thế kỷ 17.
Sau khoảng nửa giờ, đường đi của chúng tôi dẫn qua những con lộ rộng rãi của thành phố người bản xứ, có nhà gỗ hay nhà gạch một hay hai tầng ở hai bên, trước khi chúng tôi tới (...) -
Đông Bộ Đầu, bến Nứa, bến Long Biên
19, Tháng Tám 2014Đông Bộ Đầu là một bến thuyền ven sông Hồng của kinh thành Thăng Long thời Trần, nhiều thế kỷ sau bãi đê ở đó gọi là bến Nứa và rồi trở thành bến xe Long Biên. Bến này nay ở đoạn đầu phố Yên Phụ giáp phố Trần Nhật Duật và phố Hàng Đậu, gần ga xe lửa Long Biên. Toạ độ: 21° 2’ 28" N 105° 51’ 2" E. Đây là một điểm trung chuyển hiện đại, rất nhiều tuyến xe bus nội thành và giao thông liên tỉnh có thể trực tiếp kết nối với nhau tại chỗ, thuận tiện cho hành khách của khu vực phía đông-bắc Hà Nội.
Lược sử
Nơi đây hơn trăm năm xưa từng là một (...) -
Cầu Giấy, Ô Cầu Giấy và Kẻ Cót
25, Tháng Mười 2013, bởi Cong_Chi_NguyenCầu Giấy và Ô Cầu Giấy
"Cầu Giấy là tên cây cầu bắc ngang sông Tô và cũng là tên một con đường dài tới 1800 mét, đi từ ngã ba phố Kim Mã - đường La Thành (trước cửa đền Voi Phục) vượt qua cầu, tới ngã ba phố Nguyễn Phong Sắc - phố Xuân Thủy, tức là chạy cắt ngang thị trấn Cầu Giấy. Còn Ô Cầu Giấy thì là một cửa ô xẻ qua toà thành đất bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa, được nhiều nhà nghiên cứu gọi là vòng thành giữa, mà bức tường phía tây chạy từ núi Sưa (trong vườn Bách Thảo) theo phố Ngọc Hà, vượt phố Sơn Tây, (...) -
Tổ chức và địa giới Hà Nội thời Pháp
1, Tháng Hai 2012, bởi Cong_Chi_NguyenSau khi chiếm được Hà Nội năm 1883, nhất là từ năm 1888 khi đã lấy Hà Nội làm nhượng địa, chính quyền Pháp đã vài lần quy hoạch và tổ chức lại thành phố cũ.
Trong giai đoạn 1888-1954, dưới thời thực dân Pháp xâm lược và tái chiếm, Hà Nội cũ trở thành thành phố theo chế độ nhượng địa, với các quận nội và ngoại thành.
Hà Nội thời kỳ 1888-1945
Ngày 19/7/1888, Tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội trước khi có sự công nhận của Triều đình Huế.
Ngày 1/10/1888, Triều đình Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt Hà Nội dâng (...) -
Tết Hà Nội xưa
18, Tháng Giêng 2012Không biết vì hoàn cảnh hay vì quan niệm mà cứ nói đến Tết là phổ biến nhất vẫn là “ăn Tết”, rồi sau đó mới đến “chơi Tết”.
Gói bánh chưng cho ngày Tết là một trong những việc không thể thiếu của người Hà Nội xưa
Nhưng cũng không hẳn là như vậy. Mấy tấm ảnh sinh hoạt nơi công cộng nhất là cái chợ của Hà Nội xưa, cũng cho thấy con người ngoài nhu cầu mua sắm đồ ăn, thức mặc cho ngày Tết cũng còn quan tâm đến những nhu cầu tinh thần, như một nhành hoa, một tấm tranh hay một đôi câu đối.
Chợ Đồng Xuân ngày Tết. Ảnh TK 20
Ở Hà Nội xưa, (...) -
Hội Trí Tri
21, Tháng Mười Hai 2011, bởi Cong_Chi_NguyenXuất phát từ nhu cầu học thêm để hoàn thiện khả năng tiếng Pháp, năm 1892, một số thông ngôn và giáo viên tiểu học bản xứ quyết định lập nhóm để giúp nhau học tập. Hàng tuần, học viên có mặt 2 buổi chiều thứ 5 và chủ nhật để viết chính tả, tập làm văn, tập dịch.
Hội quán Trí Tri nay là Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Nguyễn Văn Tố (đối diện Đền Dâu). Panorama ©2011 NCCong
Thành công của những buổi học nhóm đầu tiên và những lợi ích do hoạt động này mang lại đã thôi thúc các hội viên mở rộng hoạt động và thành lập một hiệp hội chính (...) -
Đốc lý, thị trưởng Hà Nội thời Pháp
21, Tháng Mười Một 2011, bởi Cong_Chi_NguyenQuy định về Đốc lý và Phó Đốc lý
Sắc lệnh ngày 11-7-1908 của Tổng thống Pháp về việc tái cơ cấu Hội đồng thành phố Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng đã có một số quy định cụ thể liên quan đến Đốc lý và Phó Đốc lý.
Kể từ sau ngày thiết lập chế độ Toàn quyền Đông Dương (17-10-1887), tại Bắc Kỳ có hai thành phố được xếp vào loại thành phố cấp I (Municipalité de première classe). Đó là thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng, cùng được thành lập theo Sắc lệnh ngày 19-7-1888. Về tổ chức hành chính của hai thành phố này, cũng giống như tổ chức hành (...) -
Biệt thự Tân cổ điển ở Hà Nội thời Pháp thuộc
27, Tháng Mười 2011, bởi CTVTrong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1887 – 1918) người Pháp đã bắt đầu xây dựng Hà Nội theo mô hình Phương Tây. Những trục đường lớn được tổ chức theo bố cục không gian Châu Âu tạo ra hệ thống tuyến phố kiểu ô cờ đầu tiên ở Hà Nội và khu phố Tây cũng bắt đầu hình thành. Nhà cửa ở khu vực này ban đầu chưa phát triển nhiều và cũng chưa có đặc điểm gì rõ nét, tuy nhiên một số biệt thự lớn dành cho quan chức và thương gia người Pháp đã bắt đầu được xây dựng. Do đây là lớp người có quyền chức và giàu có nên một trong những phong (...)