Sinh thời, nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học Hoàng Ngọc Hiến (1930-2011) là một trong những trí thức phê phán giàu ảnh hưởng tại Việt Nam. Ông nổi tiếng với khái niệm „văn học phải đạo“ để chỉ nền văn học chính thống xã hội chủ nghĩa. Ông cũng được coi là người phát hiện và ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp, định hướng rõ rệt cho phong trào văn học thời Đổi Mới. Mười lăm năm trước, năm 2004, diễn đàn talawas mà tôi là người phụ trách chính có một cuộc phỏng vấn với Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến nhân một lần ông ghé thăm Berlin. Tuy nhiên, ở phút cuối, (...)
Trang nhà > Quan niệm > Đối thoại
Đối thoại
-
CÁI NƯỚC MÌNH NÓ THẾ
13, Tháng Chín 2019, bởi CTV -
Dạy chữ Hán: đối thoại
20, Tháng Hai 2018, bởi Cong_Chi_NguyenDiễn Đàn: Sau khi bài "Dạy chữ Hán trong nhà trường" được xuất bản, tác giả Hà Dương Tuấn nhận được thư góp ý từ anh T.V., một độc giả lâu năm của Diễn Đàn, rất quen thuộc với ngôn ngữ Nhật Bản. Tác giả đã trả lời, chúng tôi xin đăng lại cuộc đối thoại thú vị đó.
Anh Tuấn thân mến,
Đọc bài "Dạy chữ Hán" của anh, tôi xin nói lên vài ý kiến. 1. Sự hiểu biết tiếng Hán Việt của người trẻ VN ngày nay rất lệch lạc. Sự lệch lạc đưa đến những việc "chế" chữ Hán Việt "mới", hay hiểu chữ Hán Việt "cũ" rất sai lầm. Chữ "thập kỷ" vô nghĩa, tại sao (...) -
Trưa 24/5 tại Hà Nội: TT Obama phát biểu
25, Tháng Năm 2016, bởi Cong_Chi_NguyenDưới đây là toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình trưa ngày 24/5/2016 trước 2000 trí thức và doanh nhân Việt Nam.
Xin chào, xin chào Việt Nam !!! [bằng tiếng Việt]
Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều! Chính phủ và nhân dân VN, cảm ơn vì sự đón tiếp nồng hậu và lòng mến khách mà các bạn đã dành cho tôi trong chuyến thăm này. Cám ơn tất cả các bạn đã đến đây hôm nay.
Những người VN trên khắp đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ, là đại diện cho sự năng động, tài năng và hy vọng (...) -
VỀ HIỆN TƯỢNG “THA HÓA LỄ HỘI" VÀ “MÙ QUÁNG TÂM LINH” HIỆN NAY
5, Tháng Ba 2015, bởi Cong_Chi_NguyenPh.viên: Lễ hội là gì, nó biểu hiện cho cái gì? Nó có ý nghĩa hay là giá trị như một biểu trưng của văn hóa của các cộng đồng? Nó có có vị trí như thế nào với đời sống của các cộng đồng?
Ô.NQT: Về mặt từ nguyên, LỄ HỘI là một cách gọi ghép, chuyển dịch từ thuật ngữ Rite trong các ngôn ngữ Châu Âu. Lễ và Hội có nội hàm khác nhau, nhưng gắn bó với nhau trong một không gian và thời gian nhất định, nhất là trong trạng thái tồn tại của nó ở Việt Nam cho đến trước năm 1945. Thuật ngữ Rite là một từ chuyên của Kitô giáo, rồi dần mở rộng ra cả (...) -
Đại gia, chân dài và mại dâm
21, Tháng Ba 2014"Trong khi những cuộc mua bán dâm trá hình cao cấp của các đại gia, chân dài, quan chức... được chấp nhận như một chuẩn mực của giới thượng lưu mới, thì người ta kỳ thị, lên án, xua đuổi, đăng lên mặt báo ảnh các cô gái bán dâm bình dân bị gom túm tụm lại như những kẻ ăn cắp vặt."
Những năm gần đây, chính sách của Việt Nam đối với quản lý hoạt động mua bán dâm đã có nhiều tiến bộ, tư duy quản lý mại dâm cũng đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, hợp pháp hoá mại dâm ở Việt Nam vẫn còn đang là một đề tài gây nhiều tranh cãi.
— Nghề mại dâm (...) -
Cho “về vườn” 100.000 công chức “vác ô” là quá ít
11, Tháng Hai 2014Dự thảo nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản 100.000 biên chế sẽ gây ra những xáo trộn nhất định trong hệ thống công chức. Ai đi, ai ở, vẫn là bài toán khó. TS Ngô Thành Can, Phó trưởng khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính chia sẻ quan điểm về vấn đề này.
Làm thật đấy! Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản 100.000 biên chế để lấy ý kiến người dân. Theo ông, việc giảm đến 100.000 biên chế có gây "sốc" cho những người đang là công chức hiện nay?
Việc tinh giản biên chế (...) -
Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam?
1, Tháng Mười Hai 2013Đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo đã được thông qua nhưng theo GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp, đề án này không có tính khả thi. PV:- Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng đầu vào như giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập khẩu 50-70% từ Trung Quốc. Xin ông cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì? GS Võ Tòng Xuân:- Nông dân hiện vẫn tự do sản xuất, không có người chỉ đạo, muốn cấy giống gì thì cấy, bón phân loại nào thì bón. Thấy sản phẩm (...)
-
“Sự ra đi ấy cũng là một mùa gieo hạt”!
11, Tháng Mười 2013Nhà thơ Trần Việt Phương từng là một thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng. Trước đó, ông từng làm thư ký cho cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong quá trình ấy, ông có nhiều cơ hội gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với ông, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trí thức lớn của dân tộc.
Trước khi hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một giáo viên lịch sử. Dù không có bất kỳ một học hàm, học vị nào nhưng đối với giới nhân sỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là một trí thức lớn – một trí thức hành động.
Ông nhớ lại khoảng thời gian những (...) -
Truy nguyên “sở thích” ăn cắp vặt của người Việt
9, Tháng Mười 2013, bởi Kim ThanhĂn cắp vặt là "nét tính cách có cội nguồn văn hóa, xuất phát từ chính điều kiện sống của người Kinh", nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ nhận định.
Lâu nay, thói tắt mắt, ăn cắp vặt diễn ra khá phổ biến trong xã hội, từ việc vặt quả táo trong vườn khi chủ nhà đi vắng, cân thiếu cho khách hòng kiếm lời, bớt tiền ăn của cơ quan mong kiếm chác được ngần nào hay ngần ấy... Phải chăng, ăn cắp vặt là đặc trưng trong tính cách của người Việt? Lý giải của những nhà nghiên cứu trên nhiều góc độ sẽ phần nào hé mở nguyên nhân của tính xấu này.
Một (...) -
Huyền thoại Võ Nguyên Giáp qua góc nhìn sử học
7, Tháng Mười 2013RFI : Thưa nhà sử học, vừa rồi chúng tôi chính thức được biết tin đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời. Mặc dù mọi người cũng đã chờ đợi, nhưng dẫu sao cũng là bất ngờ. Xin ông cho biết cảm nghĩ của ông trước sự kiện này.
Dương Trung Quốc : Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một nhân vật của lịch sử, mà đối với chúng tôi còn rất gần gũi, là một đồng nghiệp tiêu biểu của giới sử học hiện đại. Ông vừa là người làm nên lịch sử, và là người tổng kết lịch sử. Có thể nói, chính vì thế, đối với chúng tôi, cho dù ở tuổi đã rất thọ, và ai cũng (...)