Trong nhiều vương triều ở Trung Quốc thời xưa, Tể tướng 宰相 là chức vụ quan lại hành chính cao nhất, có thể coi tương đương với chức Thủ tướng thời nay.
Chắc ít người biết rằng từng có một người Việt Nam được vua Đường phong làm Tể tướng. Đó là ông Khương Công Phụ (730 ?-805) sống vào thời Trung Đường.
Sách sử Tân Đường Thư ghi: Khương Công Phụ, tên chữ Đức Văn 姜公輔,字德文, người huyện Nhật Nam, Ái Châu, quận Cửu Chân. [nay là huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa]. Từ điển Bách Độ cho rằng tổ tiên Khương Công Phụ là người Hán, quê ở Thiên Thủy, (...)
Trang nhà > Lịch sử > Danh nhân
Danh nhân
-
Có một người Việt Nam từng làm Tể tướng Trung Quốc
15, Tháng Tư 2023, bởi Hoanh_Hai_Nguyen -
Lý Thường Kiệt (1019–1105)
11, Tháng Sáu 2020, bởi Cong_Chi_NguyenLý Thường Kiệt làm quan trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Ông từng chỉ huy trừng phạt Chiêm Thành (1069), tiến đánh 3 châu Khâm, Ung, Liêm (1075–1076) và chặn đứng cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy. Sử sách Trung Quốc thường chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát.
Nguồn gốc
Ông vốn là người phường Thái Hòa (太和坊) của thành Thăng Long. Thái Hòa cũng là tên một gò đất nhỏ thuộc phường Liễu Giai bây giờ. Theo "Phả hệ họ Ngô Việt Nam" cùng "Thần phổ Lý (...) -
Marco Polo (1254-1324)
20, Tháng Chín 2019, bởi CTVTrong thời Trung Cổ, không một người châu Âu nào đã đi du lịch qua phía đông quá xa như Marco Polo và đã mang về các tin tức của một xứ sở xa lạ là nước Trung Hoa. Cuộc viễn du của Marco Polo đã đóng góp vào sự hiểu biết của người tây phương về châu Á, mở ra các đối thoại và mậu dịch với châu Á, giúp công vào việc làm giầu cho xứ Venice cùng các thành phố khác của nước Ý nhờ đó Thời Phục Hưng đã phát triển.
Marco Polo không phải là người châu Âu đầu tiên tới được Bắc Kinh nhưng là người đầu tiên mô tả từng chi tiết về các cung điện, lối (...) -
THƯỢNG CHI PHẠM QUỲNH VỚI SỰ NGHIỆP VĂN HÓA NƯỚC NHÀ
21, Tháng Tư 2019, bởi Cong_Chi_NguyenHiếm thấy ai trong giới trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX quan tâm nhiều đến sự nghiệp giữ gìn và xây dựng nền văn hóa nước nhà như Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945). Mối quan tâm ấy không ngoài mục đích trước hết nhằm tránh thảm họa dân tộc ta bị đồng hóa rồi biến mất bởi nền văn hóa của kẻ thống trị.
Nhận thức của ông về văn hóa có nhiều điểm rất sâu sắc, đúng đắn, đáng để chúng ta suy ngẫm, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và nước ta đang phải chống lại mưu toan bành trướng của tư tưởng Đại Hán. Song dường như các nhận thức (...) -
GIỚI THIỆU NHẬT KÝ TƯỞNG GIỚI THẠCH
1, Tháng Hai 2018, bởi Hoanh_Hai_NguyenTưởng Giới Thạch [1] là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật trong 8 năm 1937-1945, khi ra Đài Loan lại làm Tổng thống chính quyền đảo này cho tới khi chết (1975).
Tưởng cũng là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy website Bách Độ đánh giá Tưởng là lãnh tụ dân tộc, là vĩ nhân trong lịch sử cận-hiện đại Trung Quốc nhưng nhiều người đại lục vẫn đánh giá rất xấu về Tưởng. Vậy thực chất con người Tưởng Giới Thạch như thế nào ?
Mới (...) -
NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI, CÁI CHẾT VÀ NGÔI MỘ ALEXANDRE DE RHODES
3, Tháng Giêng 2017, bởi Cong_Chi_NguyenTừ nửa thế kỷ nay, rất nhiều sách báo viết về Alexandre de Rhodes: khen có, chỉ trích cũng có. Họ tìm hiểu, giải thích từ nguồn gốc gia tộc ông đến những hoạt động truyền giáo, những cách “hội nhập văn hóa” và công trình chữ quốc ngữ của ông. Tuy nhiên, hình như chưa ai công bố trên sách báo về những giờ phút cuối cùng cuộc đời ông dựa theo các tư liệu lịch sử.
May mắn cho chúng tôi, vì cách đây 30 năm, chúng tôi đã vô cùng sung sướng nhận được một tư liệu viết tay này 11.11.1660 do Amé Chézaud tường thuật về cái chết của ông. Amé (...) -
MỘT ANH HÙNG THỜI ĐẠI
30, Tháng Bảy 2016, bởi Cong_Chi_NguyenAi vậy, ai là anh hùng thời đại của nửa cuối thế kỷ 20? Ai mà CIA đã từng sợ hơn tất cả? Ai mà Việt Nam ta không để ý mấy và đã chẳng đánh giá được?
CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI ANH HÙNG
...Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc về sự kiện khủng hoảng Congo năm 1964, Che đại diện cho Cuba đã nói: “Tất cả những dân tộc tự do trên thế giới phải chuẩn bị trả thù tội ác ở Congo”. Nói là làm, 4/1965 ông cùng hơn 100 lính tình nguyện Cuba sang Congo chiến đấu, bởi vì với Che, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc bóc lột chỉ có thể giành (...) -
Hoàng Ngũ Phúc
7, Tháng Bảy 2016, bởi Cong_Chi_NguyenHoàng Ngũ Phúc, còn gọi là Hoàng Đình Việp, ra đời năm Quý Tỵ [1713] trong một gia đình nông dân có truyền thống hiếu học và thượng võ ở làng Phụng Công, tổng Mỹ Cầu, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc [nay là thôn Phụng Pháp, xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang].
TIỂU SỬ
Ông sinh ra giữa lúc cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Ngoài, của tập đoàn vua Lê – chúa Trịnh bắt đầu chín muồi. Giai cấp thống trị lao vào sống trong sa đọa, bộ máy nhà nước đi vào con đường thối nát, dân chúng rơi vào cảnh lầm than (...) -
Theo con đường Nguyễn Tất Thành lựa chọn
3, Tháng Sáu 2011, bởi Hoanh_Hai_NguyenMột trăm năm đã qua kể từ ngày 5 tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng đáp tàu vượt biển lên đường sang Pháp. Chuyến đi ấy đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh tổ quốc, mở ra một trang lịch sử mới, đưa Việt Nam từ một nước nô lệ, nghèo khổ, lạc hậu tiến lên trở thành quốc gia độc lập tự chủ, có thu nhập trung bình và đang nhanh chóng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Đây thật là một chuyến đi có ý nghĩa sâu xa đáng để chúng ta tìm hiểu.
Lựa chọn dũng cảm và trí tuệ
Chàng trai Nguyễn Tất Thành mới 21 tuổi đã một mình dấn (...) -
Họ Hồng Bàng và chuyện xung quanh
2, Tháng Mười Hai 2010, bởi Cong_Chi_NguyenGóp ý về bài The Biography of the Hồng Bàng Clan as the Medieval Vietnamese Invented Tradition của tác giả X[1]
Vấn đề gốc gác, sự khả tín của truyện Hồng Bàng từng đã được các nho sĩ xưa chấp nhận nó như lối giải thích cội nguồn dân tộc nhưng họ vẫn dành cho mình một chút chừng mực hoài nghi. Sự cẩn trọng này là dấu vết bình thường của trí thức mà người thấm đượm tinh thần khoa học ngày nay dễ dàng thông cảm nhưng lại không tìm thấy sự tán đồng nơi những người cầm quyền, hay có ước vọng đi tìm quyền lực, cứ muốn tô điểm truyền (...)